Các loại kiểm thử phần mềm: Cập nhật mới nhất 2024

Back to school IELTS Vietop

Các loại kiểm thử (Test Type) là gì? Làm sao để phân biệt các loại type test với nhau? Đây là câu hỏi mà nhiều người mới bước chân vào lĩnh vực công nghệ thông tin quan tâm. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 4 loại kiểm thử phổ biến, giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng và vai trò của từng loại.

Ở bất kỳ website hay ứng dụng nào, bạn cũng cần phải có bước kiểm thử. Nhưng trước khi kiểm thử bạn cần phải biết cách viết test case làm sao cho hiệu quả.

Loại kiểm thử (test type) là gì?

Loại kiểm thử (Test Type) là gì? Kiểm thử là quá trình kiểm tra xem phần mềm có hoạt động đúng theo mục đích và kỳ vọng của khách hàng hay không. Các loại kiểm thử có thể được thực hiện bởi các developer, các tester, hoặc bên thứ ba. 

Kiểm thử có thể được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào mục đích, phương pháp, và mức độ kiểm thử. Dưới đây là 4 loại kiểm thử quan trọng mà bạn cần phải nắm.

Các loại kiểm thử chính

Testing of function (Functional testing)

Testing of function (Functional testing)

Kiểm thử chức năng hay Functional testing dùng để kiểm tra xem hệ thống có hoạt động theo đúng theo các yêu cầu nghiệp vụ hay chưa. Kiểm thử chức năng được thực hiện ở tất cả các mức kiểm thử khác nhau.

  • Kiểm thử chức năng có thể thực hiện theo 2 loại: requirements-based và business – process – based
    • Requirements – based: Dùng các đặc tả yêu cầu của hệ thống làm cơ sở để design test. Cách tốt để bắt đầu là sử dụng bảng nội dung đặc tả yêu cầu, như một danh sách các mục kiểm thử & không kiểm thử. Chúng ta nên xem xét mức độ ưu tiên của yêu cầu dựa trên các tiêu chí rủi ro và sử dụng độ ưu tiên để kiểm thử. Điều này sẽ đảm bảo những phần quan trọng nhất đều được kiểm thử.
    • Business – process – based: Dùng các kiến thức về quy trình nghiệp vụ. Đúng như tên gọi, quy trình nghiệp vụ mô tả các kịch bản liên quan đến nghiệp vụ hằng ngày của một hệ thống.
      Ví dụ: Một hệ thống quản lý nhân sự và bảng lương sẽ có quy trình nghiệp vụ như sau: một người đăng nhập vào công ty, họ được trả lương mỗi tháng và cuối cùng họ rời khỏi công ty.
      Các use case bắt nguồn từ hướng đối tượng, nhưng ngày nay phổ biến nhất là dựa trên vòng đời phát triển phần mềm. Chúng ta có thể lấy quy trình nghiệp vụ là điểm khởi đầu. Các use case là một cơ sở rất hữu ích, giúp bạn tạo ra các trường hợp kiểm thử từ góc nhìn về nghiệp vụ.
  • Kiểm thử chức năng có 5 bước như sau:
    • Bước 1: Xác định các chức năng mà phần mềm mong muốn sẽ thực hiện.
    • Bước 2: Tạo các dữ liệu đầu vào dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng.
    • Bước 3: Xác định các kết quả đầu ra dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng.
    • Bước 4: Tiến hành thực hiện các trường hợp kiểm thử.
    • Bước 5: So sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn.
  • Kiểm thử chức năng được chia thành các loại bao gồm:
    • Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)
    • Kiểm thử tích hợp (Integration Testing)
    • Kiểm thử hồi quy (Regression Testing)
    • Kiểm thử hệ thống (System Testing)
    • Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing)
    • Kiểm thử giao diện (Interface Testing)
    • Smoke Testing
    • Sanity Testing

Testing of software product characteristics (Non – Functional testing)

Software Testing Types

NHẬP MÃ MUT40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Kiểm thử phi chức năng là khi các đặc tính của hệ thống được kiểm tra. Ở đây, chúng ta sẽ quan tâm đến việc mọi thứ hoạt động tốt không? Hay nhanh chậm như thế nào? Chúng ta sẽ kiểm tra những thứ cần phải đo lường như thời gian phản hồi, hoặc bao nhiêu người có thể đăng nhập cùng một lúc? Kiểm thử phi chức năng cũng giống như kiểm thử chức năng và nó được thực hiện ở tất cả các cấp độ kiểm thử.

  • Có một loạt các loại kiểm thử cần được thực hiện trong quá trình phát triển phần mềm, bao gồm kiểm thử hiệu năng (Performance testing), bảo trì (Maintainability testing), tính khả dụng (Usability testing), độ tin cậy (Reliability testing), tính tương thích (Portability testing), khả năng chịu tải (Load testing) và áp lực (Stress testing).
  • Các đặc điểm chính và các đặc điểm phụ tương ứng:
    • Chức năng (Functionality) gồm 5 đặc điểm phụ: bảo mật, sự phù hợp, chính xác, khả năng tương tác và tuân thủ.
    • Độ tin cậy (Reliability) gồm 4 đặc điểm phụ: khả năng phục hồi, độ bền, khả năng chịu lỗi và tuân thủ.
    • Khả năng sử dụng (Usability) gồm 5 đặc điểm phụ: dễ hiểu, khả năng hoạt động, khả năng học hỏi, sự thu hút và tính tuân thủ.
    • Tính hiệu quả (Efficiency) gồm 3 đặc điểm phụ: thời gian (hiệu suất), sử dụng tài nguyên và tuân thủ.
    • Có năm yếu tố phụ tác động đến khả năng bảo trì, bao gồm khả năng phân tích, khả năng thay đổi, sự ổn định, khả năng kiểm tra và tuân thủ.
    • Tính tương thích (Portability) gồm 5 đặc điểm phụ: khả năng cài đặt,  khả năng thích ứng, cùng tồn tại, khả thăng thay thế và tuân thủ.

Testing of software architecture (Structural testing)

Testing of software architecture (Structural testing)
  • Kiểm thử cấu trúc phần mềm, thường được gọi là “kiểm thử hộp trắng” hoặc “kiểm thử hộp thủy tinh”, tập trung vào những gì đang xảy ra bên trong “hộp”.
  • Loại kiểm thử này được sử dụng như một phương tiện đo lường hiệu quả của kiểm thử thông qua việc bao phủ các yếu tố cấu trúc hoặc các mục bao phủ.
  • Nó có diễn ra ở bất kỳ mức cấp độ kiểm thử nào, chủ yếu ở cấp độ kiểm thử thành phần và kiểm thử tích hợp.
  • Ở cấp độ thành phần, và cả ở cấp độ thấp hơn trong kiểm thử tích hợp thành phần, có các công cụ hỗ trợ tốt để đo lường bao phủ mã nguồn. Các công cụ đo lường bao phủ này đánh giá tỉ lệ phần trăm thực thi được thực hiện bởi một tập hợp các kiểm thử. Nếu bao phủ không đạt 100%, có thể cần phải viết và thực thi các kiểm thử bổ sung để bao phủ các phần chưa được thực hiện.
  • Các kỹ thuật được sử dụng để khám phá cấu trúc bao gồm các kỹ thuật kiểm thử hộp trắng, trong đó mô hình dòng điều khiển thường được sử dụng để hỗ trợ kiểm thử cấu trúc.

Testing related to changes (Confirmation and regression testing)

Testing related to changes

Confirmation testing (Kiểm thử xác nhận)

  • Khi đã phát hiện lỗi trong quá trình kiểm thử, xác định được rằng nguyên nhân là do lỗi phần mềm. Tiếp theo, lỗi được báo cáo, một phiên bản mới của phần mềm đã được sửa lỗi. Trong trường hợp này, chúng ta phải thực hiện kiểm tra một lần nữa để xác định rằng lỗi thực sự đã được sửa hay chưa.
  • Trong quá trình kiểm tra xác nhận, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng thử nghiệm được thực hiện chính xác giống như lần đầu tiên, bằng cách sử dụng cùng một đầu vào, dữ liệu và môi trường. Nếu kết quả đúng, có nghĩa là phần mềm hoạt động chính xác. Tuy nhiên, việc chỉ biết rằng ít nhất một phần của phần mềm là chính xác không đủ. Sửa lỗi cũng có thể gây ra một lỗi khác trong phần mềm. Để phát hiện các vấn đề không mong muốn sau khi sửa lỗi, bạn cần thực hiện kiểm thử hồi quy.

Regression testing (Kiểm thử hồi quy)

  • Tương tự như kiểm thử xác nhận, kiểm thử hồi quy liên quan đến việc các trường hợp kiểm thử đã được thực hiện trước đó. Sự khác biệt ở đây là đối với kiểm thử hồi quy, các trường hợp kiểm thử có thể vẫn đúng ở lần cuối cùng chúng được thực thi.
  • Mục đích của kiểm thử hồi quy là để xác minh các thay đổi trong phần mềm/môi trường sẽ không gây ra bất lợi ngoài ý muốn và hệ thống vẫn đáp ứng các yêu cầu của nó.
  • Bộ kiểm thử hồi quy hoặc gói kiểm tra hồi quy là tập hợp các trường hợp kiểm thử được thiết kế đặc biệt để kiểm tra hồi quy. Chúng bao gồm hầu hết các chức năng trong một hệ thống nhưng không tập trung vào bất kỳ chức năng nào. Tất cả các trường hợp trong bộ kiểm thử hồi quy sẽ được thực hiện mỗi khi có phiên bản mới của phần mềm được phát hành, điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng cho việc tự động hóa.
  • Kiểm thử hồi quy được thực hiện khi có các thay đổi trong phần mềm, bao gồm sửa lỗi hoặc thêm chức năng mới. Nó cũng là một ý tưởng tốt để thực thi khi có sự thay đổi trong môi trường làm việc.

Ngoài ra nếu bạn quan tâm đến các khóa học dạy Business Analyst thì có thể tham khảo cùng các chuyên gia tại Topchuyengia nhé.

Việc áp dụng các loại kiểm thử phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm. Việc này giúp phát hiện và sửa lỗi sớm, tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển, đồng thời nâng cao sự hài lòng của người dùng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn và áp dụng các loại kiểm thử phù hợp cho dự án của mình? Hãy liên hệ ngay với Askany để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

BANNER-LAUNCHING-MOORE

Leave a Comment