Hiện nay, ngành kinh tế là ngành học hot với những bạn chuẩn bị chọn ngành học đại học. Nhưng bạn có biết ngành kinh tế gồm những ngành nào không? Các nghề nào đang hot trong ngành kinh tế? Cùng Tuyển sinh MUT tìm hiểu ngay bài viết bên dưới nhé.
Ngành kinh tế là ngành gì?
Ngành kinh tế là ngành học về các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, giao thương và dịch vụ giữa: người tiêu dùng, công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,… với trong một nước hoặc giữa các nước với nhau.
Do vậy, đây là ngành học khá rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, cũng như là các ngành học đều có mối liên hệ chặt chẽ với công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, sản xuất, xã hội học,…
Thục tế, dù không học ngành kinh tế thì người lao động của các ngành về sản xuất, kĩ thuật,… cũng là những nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và cũng gián tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế. Do vậy, nếu bạn học Đại học về các ngành kĩ thuật, y dược, công nghiệp,… thì vẫn có thể làm những nghề liên quan đến kinh doanh mà không nhất thiết phải cần có bằng tốt nghiệp của khoa Kinh tế.
Ngành kinh tế gồm những ngành nào?
Ngành kinh tế là ngành đa dạng về các lĩnh vực nghề nghiệp, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, và đó cũng là lý do nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có thể làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trong và ngoài nước. Nếu bạn đang thắc mắc không biết ngành kinh tế gồm những ngày nào thì tham khảo ngay bảng danh sách bên dưới nhé.
Ngành Quản trị kinh doanh
Với xu hướng hội nhập như hiện nay thì số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tăng chóng mặt cũng không quá gì lạ, nhờ vậy là nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực liên quan đến kinh doanh cũng tăng đáng kể.
Thông thường, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm và quan tâm những bạn sinh viên của ngành quản trị kinh doanh có chuyên môn vững, kiến thức sâu để gia nhập vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Ngoài ra, xu hướng hội nhập quốc tế cũng tạo ra nhiều cơ hội làm việc trong tập đoàn nước ngoài, cũng như là thử thách bản thân trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh và những khoản đãi ngộ hấp dẫn của công ty cũng tạo nên sức hút mạnh của ngành quản trị kinh doanh với các bạn sinh viên.
Ngành Quản trị kinh doanh học những kiến thức gì?
Khi học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính – ngân hàng, quản trị marketing và những kỹ năng khác bao gồm:
- Kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị
- Nghiên cứu thị trường
- Truyền thông thương hiệu
- Chính sách giá
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng
- Marketing sản phẩm
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Tìm kiếm thị trường kinh doanh
- Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm,…
Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành gì?
Ngành quản trị là ngành khá rộng, do vậy sinh viên có thẻ chọn học các chuyên ngành chuyên sâu như:
- Quản trị nhân sự
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Quản trị logistics
- Quản trị khởi nghiệp
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị kinh doanh quốc tế
- Quản trị marketing
- Quản trị tài chính
- Quản trị thương mại
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản trị kinh doanh
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, các bạn sinh viên có thể tìm các công việc sau:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên phụ trách công việc marketing, kinh doanh, hành chính nhân sự
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác, khách hàng tiềm năng
Sau thời gian làm việc tích lũy các kinh nghiệm, củng cố kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực làm việc thì bạn có thể đảm nhậm các vị trí quản lí, công tác giảng dạy hoặc tự mở công ty riêng. Các chức vụ quản lí bạn có thể đảm nhận là:
- Giám đốc kinh doanh – CCO
- Trưởng P. Kế toán
- Giám đốc marketing – CMO
- Giám đốc điều hành – CEO
- Giám đốc tài chính – CFO
- Trưởng P. Marketing
- Trưởng P. Kinh doanh
- Trưởng P. Hành chính nhân sự
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Ưu điểm của ngành Tài chính – Ngân hàng là có mức lương trung bình khởi điểm thường cao hơn so với các ngành khác, ngoài ra, chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty tài chính hay các ngân hàng sẽ có cơ hội làm việc ở các ngân hàng quốc tế nổi tiếng tại Việt Nam, nhờ vậy mà lộ trình phát triển cũng rõ tàng và lâu dài hơn, đây chính là những sức hút khiến ngành này luôn thu hút số lượng lớn các thí sinh đăng ký trong kì thi THPT và tham gia xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì?
Các sinh viên theo học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được học những kiến thức về:
- Kiến thức về thực hành nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
- Kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.
- Kiến thức chuyên môn về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ để đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.
- Được rèn luyện khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới.
- Khả năng ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tiền tệ, tài chính.
Được đào tạo các kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu công việc bao gồm:
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giới thiệu sản phẩm
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng…
Chuyên ngành của ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành học khá rộng liên quan đến nhiều dịch vụ ngân hàng, tài chính, vận hành tiền tệ, lưu thông,… và các chuyên ngành khác như:
- Chuyên ngành Định giá tài sản
- Chuyên ngành Ngân hàng
- Chuyên ngành Thuế
- Chuyên ngành Hải quan
- Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm
- Chuyên ngành Đầu tư tài chính
- Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
- Chuyên ngành Tài chính quốc tế
- Chuyên ngành Quản lý Tài chính công
- Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tài chính – Ngân hàng
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- Chuyên viên định giá tài sản
- Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng …..
- Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
- Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
- Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
- Chuyên viên tài trợ thương mại
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
Ngành Kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với đó là tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mở rộng giao thương, với nhiều quốc gia. Do vậy, chúng ta càng ngày có nhiều nguồn nhân lực trẻ với kiến thức vững về kinh tế cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những bạn sinh viên đang theo đuổi ngành học này.
Ngành Kinh tế học quốc tế học gì?
Khi theo ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ học những kiến thức bao gồm:
Các kiến thức nền tảng về:
- Kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, tài chính quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh tế quốc tế,…
- Đặc điểm phát triển nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, và những vấn đề hội nhập kinh tế tại Việt Nam…
Các kiến thức chuyên sâu áp dụng vào thực tiễn như:
- Cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài
- Quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu
- Nghiên cứu thị trường
- Bảo hiểm ngoại thương
- Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
- Thương mại điện tử
- Marketing quốc tế
- Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu…
Chuyên ngành của ngành Kinh tế quốc tế
Các chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế không phân chuyên ngành, do vậy khi sinh viên theo học ngành này, ngoài các môn học đại cương, sinh viên còn được học các môn chuyên ngành khác như:
- Chính sách kinh tế đối ngoại
- Chính sách quản lý công ty đa quốc gia
- Đàm phán kinh tế quốc tế
- Công pháp quốc tế
- Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Kinh tế ASEAN
- Hội nhập kinh tế quốc tế
Các học phần sinh viên có thể học thêm để tăng cường vốn kiến thức cho nghề nghiệp sau này như:
- Thuế quốc tế
- Đấu thầu quốc tế
- Giao dịch đàm phán kinh doanh
- Luật kinh doanh quốc tế
- Tài chính quốc tế
- Thương mại điện tử
- Nghiệp vụ Ngoại thương
- Kinh doanh quốc tế
- Kế toán quốc tế,…
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kinh tế quốc tế
Một số vị trí công việc mà sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận như:
- Chuyên viên xúc tiến thương mại
- Chuyên viên marketing quốc tế
- quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
- Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại
- Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
- Nhân viên kinh doanh quốc tế
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế
- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
Ngành Kinh doanh thương mại
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công ty đều cần một đội ngũ nhân viên kinh doanh thương mại có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để có thể tăng sức cạnh tranh cũng như là phát triển doanh nghiệp bền vững. Chính vì vậy, ngành Kinh doanh thương mại vẫn có nhiều hơn lựa chọn công việc và trở thành ngành nghề thuộc những ngành có sức hút các bạn trẻ.
Ngành Kinh doanh thương mại học gì?
Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được học những kiến thức bao gồm:
- Phân tích tài chính
- Nghiên cứu thị trường
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Nghiệp vụ bán hàng
- Quản trị thương mại xuất nhập khẩu
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Quản trị bán hàng
- Hoạt động bán hàng, bán lẻ
- Nghiệp vụ PR
- Quản trị bán lẻ
- Marketing,…
Các kĩ năng cần thiết cho công việc ngành Kinh doanh thương mại gồm có:
- Kỹ năng nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng
- Kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ
- Kỹ năng về quản trị lực lượng bán hàng
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng ngoại ngữ…
Chuyên ngành của ngành Kinh doanh thương mại
Tùy vào thế mạnh đào tạo của mỗi trường sẽ phân chia ngành Kinh doanh thương mại thành các chuyên ngành như:
- Logistics
- Thương mại bán lẻ
- Kinh doanh quốc tế
- Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh bán lẻ,…
Cơ hội nghề nghiệp ngành Kinh doanh thương mại
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên có thể lựa chọn các vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức,
- Trưởng ngành hàng
- Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
- Nhân viên bộ phận bán hàng
- công ty
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển
- Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa
- Chuyên viên quản lí kho bãi
- Giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng
- Chuyên viên marketing, PR
- Cửa hàng trưởng
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng,…
Ngành Kinh tế đối ngoại
Với thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, đất nước đang ngày càng mở cửa và hội nhập với thế giới chính là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế đối ngoại. Vì vậy, để phát triển vững mạnh sẽ cần nhiều nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn vững về ngành này. Nhu cầu nhân lực tăng kéo theo nhiều cơ hội việc làm đã tạo nên sức hút của ngành Kinh tế đối ngoại.
Ngành Kinh tế đối ngoại học gì?
- Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
- Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
- Giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế
- Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước
- Kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới
Chuyên ngành của ngành Kinh tế đối ngoại
Bên cạnh các môn học về giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành thì sinh viên còn được học các môn chuyên ngành khác như:
- Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
- Kinh doanh quốc tế
- Bảo hiểm trong kinh doanh
- Kinh tế học tài chính
- Thanh toán quốc tế
- Marketing quốc tế
- Nghiệp vụ hải quan
- Kinh tế kinh doanh
- Pháp luật trong hoạt động KTĐN
- Giao dịch thương mại quốc tế
- Đàm phán quốc tế
- Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam…
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kinh tế đối ngoại
Khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên có thể tìm các công việc phù hợp với ngành học như:
- Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên xử lý quá trình thanh toán, vận
chuyển, kho bãi, bảo hiểm,…đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ - Chuyên viên hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại
- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại
- Chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng nước ngoài
- Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký
kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài
Ngành kinh tế học khối gì?
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Địa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Trên đây là tổng hợp các thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi ngành kinh tế gồm những ngành nào. Tuyensinhmut.edu.vn hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn, nếu bạn đang hứng thú với ngành này thì có thể tham khảo thêm chuyên mục tư vấn ngành nghề và chọn ngành học phù hợp nhé!