Ngành Tâm lý học và những điều bạn cần biết?

Back to school IELTS Vietop

Ngành Tâm lý học hiện nay đang được xem là ngành “HOT” và hấp dẫn, thu hút đông đảo giới trẻ Việt Nam với nhiều triển vọng nghề nghiệp vô cùng mở rộng. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp cho những ai có niềm đam mê tìm hiểu và lý giải về những hành vi, tư duy và cảm xúc của con người.

Bài viết dưới đây Tuyển Sinh MUT sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về ngành Tâm lý học để giúp các bạn dễ dàng tìm hiểu và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho ngành học này nhé!

Ngành Tâm lý học là gì?

Ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được nghiên cứu, xử lý thông tin về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như lối suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cảm xúc. Hay nói cách khác, với ngành Tâm lý học, bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh tác động lên tâm lý con người từ đời sống, chính trị – kinh tế, xã hội cho đến văn hóa, y học, giáo dục, …

Thường trong khuôn khổ của một khóa học ngành Tâm lý, bạn sẽ bắt gặp những môn học phổ biến như: Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology), Tâm lý học lâm sàng (Clinial Psychology), Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology), Tâm lý học xã hội (Social Psychology), Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology), …

Ngành tâm lý học
Tâm lý học đi sâu vào nghiên cứu những gì bên trong con người liên quan đến tâm lý, tinh thần

Nhìn chung, bạn sẽ được tiếp cận với những lý thuyết có liên quan đến chuyên môn, đồng thời sẽ trang bị các kỹ năng cần thiết để tự tin áp dụng kiến thức tâm lý trong nhiều ngành nghề khác nhau trên thị trường lao động.

Dù bạn lựa chọn theo đuổi bất kỳ con đường nào thuộc phạm trù ngành Tâm lý học, bạn phải học được sự kiên nhẫn và cách ứng xử khéo léo và nhạy bén trước những tình huống bất ngờ. Vì vậy, sinh viên của ngành Tâm lý học thường được mài giũa tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng đo lường và phân tích dữ liệu và quan trọng hơn nhất kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Hiện nay, ngành Tâm lý học đã và đang được phát triển đồng thời ứng dụng rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ của đời sống và mọi lĩnh vực của xã hội.

NHẬP MÃ MUT40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Những tố chất quan trọng phù hợp với ngành Tâm lý học

Trên thực tế, nếu chỉ có đam mê để theo đuổi và chinh phục ngành Tâm lý học thì chưa đủ. Vì ngoài đam mê ra, các chuyên gia Tâm lý cần sở hữu những tố chất quan trọng sau đây: 

Khả năng lắng nghe và thấu hiếu

Dù bạn là một nhà Tâm lý hay ban đang đảm nhiệm một vị trí công việc mà  yêu cầu sử dụng các kiến thức về Tâm lý, việc đầu tiên là bạn nên biết cách đặt mình vào vị trí của người xung quanh để có các góc nhìn khách quan về sự việc, để từ đó biết lắng nghe và thông cảm trước câu chuyện của người đối diện.

Bảo thủ, phiến diện hoặc thiếu khả năng thấu cảm là những tính cách không nên có của một chuyên gia trong ngành Tâm lý học. Và thực tế cho thấy rằng, đó cũng chính là lí do những chuyên gia trong ngành Tâm lý thường sẽ có trí thông minh cảm xúc cao.

Ngành tâm lý học
Biết lắng nghe và cảm thông trước công chuyện của người đối diện.

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Một trong những mục tiêu cơ bản của ngành Tâm lý học là kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp cho con người có đời sống tinh thần tốt hơn. Chính vì vậy, sự khéo léo trong giao tiếp chính là chìa khóa để mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả, cho ra được những phương pháp tối ưu. Một người làm việc trong ngành Tâm lý học cần học cách giao tiếp khéo léo, thông minh, đồng thời có cả khả năng diễn đạt thông suốt, với những lý lẽ thuyết phục được người nghe.

Sự kiên trì và khả năng chịu đựng áp lực

Đối với những bạn muốn theo đuổi và làm việc trong lĩnh vực Trị liệu Tâm lý, hai tố chất cần thiết nhất đó chính là sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực trong công việc cao. Trọng trách của một nhà Tâm lý Học chính là giúp đỡ người đối diện tìm ra được hướng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống mà họ đang gặp phải.

Ngành Tâm lý học
Ngành Tâm lý học đòi hỏi khả năng kiên trì và chịu được áp lực

Công việc này cũng thường đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả chất xám. Do đó, việc trang bị cho bản thân tính kiên trì, quyết tâm và khả năng không ngại đối diện với áp lực chính là bước đệm quan trọng, cần thiết để giúp bạn thành công trên con đường học và làm trong ngành Tâm lý học.

Các kỹ năng khác

Cuối cùng, một chuyên gia trong ngành Tâm lý học còn phải có khả năng quan sát và phân tích dữ liệu nhằm đánh giá tình huống chính xác, kết hợp cùng khả năng giải quyết vấn đề để tìm ra những giải pháp Tâm lý cần thiết và triệt để. Bạn hãy chắc chắn rằng mình sẽ sẵn sàng tự trang bị những tố chất kể trên trước khi bước vào một khóa đào tạo Tâm lý nhé!

Học ngành Tâm lý ở đâu?

Có nhiều phụ huynh và thí sinh thắc không biết nên lựa chọn học ngành Tâm lý ở đâu, vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Tâm lý học theo mỗi khu vực dưới đây.

STTKhu vực miền Bắc
1Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
2Đại học Lao động Xã hội
3Đại học Sư phạm Hà Nội
Khu vực miền Trung
1Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
2Đại học Hồng Đức
3Đại học Đông Á
Khu vực miền Nam
1Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
2Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
3Đại học Sài Gòn
4Đại học Công nghệ TP.HCM
5Đại học Văn Hiến
6Đại học Văn Lang
7Đại học Hoa Sen

Học ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

Đây chắc hẳn là thắc mắc lớn đối với nhiều phụ huynh và các bạn thí sinh. Đối với ngành Tâm lý học, nhiều sinh viên vẫn lầm tưởng rằng cơ hội khi tốt nghiệp ngành học này chỉ có thể là những công việc như là tham vấn Tâm lý hoặc trị liệu Tâm lý. Tuy nhiên, sự thật là các sinh viên khi ra trường với tấm bằng Tâm lý sẽ có nhiều cơ hội với nhiều vị trí việc làm tiềm năng, bất kể lựa chọn chuyên ngành của bạn. Dưới đây là một số vai trò phổ biến như:

​​Tham vấn Tâm lý trong trường học

Hiện nay đã có một số trường học tại Việt Nam và trên thế giới đã đầu tư để xây dựng phòng tham vấn Tâm lý học đường, nơi đây sẽ có các chuyên gia giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên có sự chuẩn bị về tinh thần tốt nhất trong mỗi năm học mới, đồng thời giúp các bạn học sinh, sinh viên giải quyết được những khó khăn, trở ngại về mặt Tâm lý của tuổi học đường. 

Ngành Tâm lý học

Điều trị Tâm lý

Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần đã và đang ngày càng được đề cao không kém cạnh so với việc chăm sóc sức khỏe về thể chất. Để giúp những người mắc các chứng bệnh về Tâm lý có đời sống tinh thần tốt hơn, những sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý có thể làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, điều trị Tâm lý nhằm hỗ trợ việc phân tích những vấn đề, mâu thuẫn Tâm lý của người bệnh, đồng thời giúp người bệnh áp dụng những phương pháp trị liệu phù hợp và hiệu qủa để giải quyết những khó khăn về mặt Tâm lý.

Tư vấn tuyển dụng / Bộ phận nhân sự

Khi học ngành Tâm lý học, chắc chắn bạn sẽ được trang bị các hiểu biết về tthái độ, tư duy, cảm xúc và thậm chí là cách suy nghĩ của con người. Do đó, với tấm bằng Tâm lý, bạn có thể làm việc trong các bộ phận nhân sự hay các vị trí tư vấn tuyển dụng của những công ty, tập đoàn, doanh nghiệp. Tại đây, bạn sẽ phải sử dụng khả năng đánh giá năng lực, phẩm chất của các ứng cử viên và chọn lựa các ứng cử viên phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

Hơn thế nữa, bạn có thể sẽ đảm nhiệm việc đánh giá tâm lý nhân sự trong công ty hay thậm chí giải quyết các xung đột có thể nảy sinh trong môi trường làm việc công sở.

Giảng dạy, nghiên cứu

Nếu bạn có niềm đam mê liên quan đến học thuật như giảng dạy hay nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề thuộc ngành Tâm lý, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các viện nghiên cứu, nơi bạn có thể trực tiếp đóng góp chất xám cho ngành Tâm lý học.

Đặc biệt đối với sinh viên lựa chọn trở thành giảng viên ngành Tâm lý, các kiến thức trong ngành sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc truyền đạt và áp dụng những phương án dạy học phù hợp.

Ngoài những công việc trên, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành nhà Tâm lý giáo dục, nhà Tâm lý pháp y hoặc theo đuổi các ngành nghề liên quan đến Tâm lý trong nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, thể thao, quảng cáo, …

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan về ngành Tâm lý học mà Tuyển Sinh MUT muốn chia sẻ đến với các quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn lựa chọn được những thông tin bổ ích và có sự lựa chọn phù hợp ngành nghề với bản thân mình. 

Và để có được nhiều kiến thức về ngành học trước khi đăng ký, hãy cùng trùy cập tuyensinhmut.edu.vn ngay từ bây giờ nhé!

BANNER-LAUNCHING-MOORE

Leave a Comment