Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh – Cái nôi của nghệ thuật

Back to school IELTS Vietop

Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh là cái nôi lớn đào tạo ra những thế hệ nghệ sĩ đầu tiên cho ngành sân khấu, điện ảnh – truyền hình. Đến nay, trường vẫn còn đang hoạt động rất mạnh mẽ để tiếp tục thực thi sứ mệnh của mình. Vậy, để vào được trường, cần những điều kiện gì? Tiêu chí tuyển sinh ra sao? Cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Giới thiệu thông tin trường đại học Sân khấu điện ảnh

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội là nơi đào tạo ra các lớp sinh viên xuất sắc. Đây cũng chính là nơi rất nhiều diễn viên, nghệ sĩ… nổi tiếng ngày nay.

Tiền thân là trường ca kịch dân tộc được ra đời vào năm 1959. Đến năm 1980, trường được Bộ GD sáp nhập với trường trung cấp nghệ thuật sân khấu Việt Nam và trường điện ảnh Việt Nam, để trở thành trường Đại học sân khấu điện ảnh cho đến nay.

Mục tiêu phát triển

Mục tiêu chiến lược từ những ngày đầu mà trường đã đề ra là xây dựng trường đại học về nghệ thuật trọng điểm hàng đầu ở Việt Nam, là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu sâu các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật như: sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, thiết kế mỹ thuật và truyền hình.

Giới thiệu trường Sân khấu điện ảnh
Giới thiệu trường Sân khấu điện ảnh

Trong tương lai, trường phấn đấu trở thành nơi đào tạo sân khấu, điện ảnh hàng đầu trong khối ASEAN.

Đội ngũ cán bộ

Tính đến nnay tổng số giảng viên trong trường là hơn 160 người. Trong đó có đến 4 giảng viên là Phó giáo sư, 14 tiến sĩ, 97 thạc sĩ và 25 giảng viên là cử nhân của các trường đại học chuyên về nghệ thuật. 

Hầu hết, đội ngũ giảng viên của trường đều là những người trẻ, năng động luôn đi đầu trong các công tác đổi mới phương hướng đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào chương trình giảng dạy, là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thực hành và biểu diễn, luôn cháy trong mình ngọn lửa đam mê và nhiệt huyết.

NHẬP MÃ MUT40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Cơ sở vật chất

Về cơ sở vật chất, trường sở hữu một khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng. Bên giảng đường truyền thống, trường còn có xây dựng thêm hồ quang cảnh, phù hợp cho sinh viên tham gia, tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc quay những thước phim kỷ niệm ngay tại trường.

Một lớp học chỉ giao động từ 10 – 40 sinh viên/ngành nên rất thoải mái, dễ dàng giao lưu và thảo luận với nha. Bên cạnh đó, trường còn có thêm những phòng chiếu phim và sân khấu xịn sò để phục vụ cho việc thực hành và xem phim miễn phí.

Các lĩnh vực trường sân khấu điện ảnh đào tạo

Hiện tại, trường có tới 9 chuyên môn và hơn 40 chuyên ngành đào tạo sinh viên trong lĩnh vực sân khấu – điện ảnh. Dưới đây là các lĩnh vực chính

Nhiếp ảnh

Khoa nhiếp ảnh gồm có 3 chuyên ngành: nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện.

Tại khoa nhiếp ảnh, các bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức nghiệp vụ dành cho các chuyên ngành nhiếp ảnh báo chí, truyền thông đa phương tiện. Ngoài ra, còn được trang bị thêm những kỹ năng về xây dựng, sáng tạo các đề tài nhiếp ảnh ở ngành nhiếp ảnh nghệ thuật.

Trường đại học sân khấu điện ảnh
Trường đại học sân khấu điện ảnh

Ngoài chương trình đào tạo trên trường, khoa nhiếp ảnh còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa và các cuộc thi nhiếp ảnh khác, tạo sân chơi và động lực thúc đẩy sự sáng tạo của các bạn sinh viên.

Sân khấu

Khoa sân khấu là điểm hội tụ của những bạn trẻ với niềm đam mê diễn xuất và tổ chức sự kiện. Tại khoa sân khấu, các bạnsẽ  được học về quản trị những điều sẽ diễn ra trên sân khấu, về cả âm thanh, hình ảnh và diễn viên. Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình hiện là một ngành khá hot của khoa sân khấu, tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh của ngành chỉ 36 sinh viên

Nghệ thuật điện ảnh

Nghệ thuật điện ảnh là một trong những ngành học trụ cột. Đây cũng chính là thước đo cho sự hưng thịnh của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. 

Với bốn chuyên ngành về điện ảnh: Quay phim điện ảnh, Đạo diễn điện ảnh, Biên kịch điện ảnh, Lịch sử- Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, kết quả học tập của các  bạn sinh viên chính là thước phim ngắn độc đáo, thú vị cũng với những kịch bản hay,bài tiểu luận nghiên cứu phim và lịch sử điện ảnh sâu sắc.

Ngoài ra, các bạn sinh viên còn có thể thể hiện được khả năng sáng tạo của mình dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên – những nghệ sĩ với nhiều kinh nghiệm trong nghề

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Khu Văn hóa nghệ thuật Mai Dịch, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • SĐT: 0243.7643.397
  • Email: webadmin@skda.edu.vn – info@skda.edu.vn
  • Website: http://skda.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/daihocsankhaudienanhhanoi/

Thông tin tuyển sinh của trường đại học Sân khấu điện ảnh

Đối tượng xét tuyển

Đối với các thí sinh xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xét tuyển tất các các thí sinh trên phạm vi cả nước đã tốt nghiệp THPT và có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

Đối với các thí sinh dự thi các ngành đặc thù

Ngoài các yêu cầu dự thi theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, thí sinh đăng ký dự thi các ngành/chuyên ngành nghệ thuật đặc thù của trường cần phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Diễn viên kịch – điện ảnh, Diễn viên cải lương, Diễn viên chèo, Diễn viên tuồng, Diễn viên Rối:
    • Có độ tuổi trong khoảng 17 đến 22;
    • Chiều cao với nam tối thiểu là 1m65 và với nữ là 1m55;
    • Dáng người cân đối, không bị khuyết tật, dị tật;
    • Giọng nói tốt, khỏe, đặc biệt là không nói ngọng hay nói lắp
    • Lưu ý: Khi tham dự kỳ thi, thí sinh nữ không mặc áo dài, váy và không được trang điểm.
  • Biên đạo múa, Huấn luyện múa:
    • Thí sinh phải tốt nghiệp chương trình trung cấp hoặc cao đẳng múa;
    • Thí sinh đăng ký thi vào chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng không nhất thiết phải tốt nghiệp trung cấp hay cao đẳng múa, nhưng phải tốt nghiệp chương trình THPT và phải có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể chuẩn và phù hợp với ngành múa.
  • Quay phim điện ảnh, Quay phim truyền hình, Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện, Nhiếp ảnh nghệ thuật, Nhiếp ảnh báo chí,: Thí sinh phải biết dùng và có máy ảnh kỹ thuật số, thẻ nhớ để làm bài thi.
  • Thiết kế mỹ thuật Sân khấu, Điện ảnh, Hoạt hình; Thiết kế trang phục nghệ thuật; Thiết kế đồ họa kỹ xảo; Nghệ thuật hóa trang: Khi đăng ký tham dự kỳ thi, thí sinh phải nộp 01 bài hình họa (bài vẽ tượng bằng bút chì trên giấy 40cm x 60cm) để xét vòng sơ tuyển.
  • Nghệ thuật hóa trang: Khi đăng ký dự thi thí sinh phải nộp 2 ảnh chân dung màu để xét tuyển: 1 ảnh mặt mộc và 1 ảnh người mẫu được trang điểm đẹp với kích thước 18x24cm.
Đối tượng xét tuyển
Đối tượng xét tuyển

Phương thức tuyển sinh

Trường tuyển sinh bằng phương thức kết hợp giữa thi tuyển các môn năng khiếu và điểm tổng kết của năm lớp 12 (môn Ngữ văn hoặc Toán học phải có điểm trung bình từ 5.0 trở lên).

Các ngành xét tuyển

Ngành đào tạoMã ngànhTổ hợp Chỉ tiêu
Biên kịch điện ảnh, truyền hình
– Chuyên ngành Biên kịch điện ảnh
– Chuyên ngành Biên tập truyền hình
7210233
7210233A
7210233B
S001520
Đạo diễn điện ảnh, truyền hình
– Chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh
– Chuyên ngành Đạo diễn truyền hình
7210235
7210235A
7210235B
S001515
Quay phim
– Chuyên ngành Quay phim điện ảnh
– Chuyên ngành Quay phim truyền hình
7210236
7210236A
7210236B
S002015
Nhiếp ảnh
– Chuyên ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật
– Chuyên ngành Nhiếp ảnh báo chí
– Chuyên ngành Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện
7210301
7210301A
7210301B
7210301C
S00202020
Đạo diễn sân khấu
– Chuyên ngành Đạo diễn âm thanh – ánh sáng sân khấu
– Chuyên ngành Đạo diễn sự kiện lễ hội
721022
77210227A
7210227B
S001515
Diễn viên sân khấu kịch hát
– Chuyên ngành Diễn viên cải lương
– Chuyên ngành Diễn viên chèo
– Chuyên ngành Diễn viên rối
– Chuyên ngành Nhạc công KHDT
7210226
7210226A
7210226B
7210226C
7210226E
S0010151010
Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh
– Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình
– Chuyên ngành Thiết kế trang phục nghê thuật
– Chuyên ngành Thiết kế đồ họa kỹ xảo
– Chuyên ngành Nghệ thuật hóa trang
7210406
7210406C
7210406D
7210406E
7210406F
S0030102025
Biên đạo múa
– Chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng
7210243
7210243A
S001030
Huấn luyện múa7210244S0010
Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình7210234S0035
Công nghệ điện ảnh, truyền hình
– Chuyên ngành Công nghệ dựng phim
– Chuyên ngành Âm thanh điện ảnh – truyền hình
7210302
7210302A
7210302B
S012515

Học phí trường Đại học Sân khấu điện ảnh

Mức học phí đối với từng khoa được dự kiến như sau:

  • Khoa Sân khấu, Nghệ thuật Điện ảnh, Truyền hình, Nhiếp ảnh, Thiết kế mỹ thuật, Công nghệ điện ảnh truyền hình: 5.850.000 VNĐ/ học kì.
  • Khoa kịch hát dân tộc:
    • DV chèo, DV Cải lương, Nhạc công, Rối: 1.755.000 VNĐ/ học kì.
    • DV Cải lương (liên thông) : 5.850.000 VNĐ/ học kì.
  • Khoa Múa: Sinh viên tự do: 1.755.000 VNĐ/học kì. SV là cán bộ đi học: 5.850.000 VNĐ/học kì.

Điểm chuẩn các năm trước của trường Đại học Sân khấu điện ảnh

Chuyên ngànhNăm 2018Năm 2019Năm 2020
Điểm chuyên môn
Năm 2020
Tổng điểm
Đạo diễn điện ảnh1716,751117,60
Đạo diễn truyền hình13.515,759,5015,50
Quay phim điện ảnh15.5141318,50
Quay phim truyền hình14.5141217,30
Biên kịch điện ảnh16.516,251218,60
Biên kịch truyền hình15   
Lý luận phê bình điện ảnh – truyền hình19   
Nhiếp ảnh nghệ thuật1717,501116,50
Nhiếp ảnh báo chí161510,5016,60
Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện 15,501015,70
Đạo diễn âm thanh ánh sáng sân khấu1413,251217,50
Đạo diễn sự kiện lễ hội10.5 12,5018
Biên kịch sân khấu    
Công nghệ dựng phim10.5131015
Âm thanh điện ảnh truyền hình 14,40  
Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình1414,5013,5018,90
Lý luận và phê bình sân khấu    
Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình15.5   
Thiết kế trang phục nghệ thuật141612,5018,90
Thiết kế đồ họa kỹ xảo15.517,251419,50
Biên đạo múa1917,501419
Biên đạo múa đại chúng13.516,5011,5017,60
Huấn luyện múa19.517,501420,20
Diễn viên chèo1615,751016,10
Diễn viên cải lương13.515,2512,5018,80
Diễn viên rối17.5   
Biên tập truyền hình 14,501218,70
Thiết kế mỹ thuật sân khấu 21  
Thiết kế mỹ thuật điện ảnh 17,251219
Thiết kế mỹ thuật hoạt hình 191420,90
Nghệ thuật hóa trang 1513,5018,60
Nhạc công KHDT 14  

Làm sao để trở thành sinh viên trường đại học sân khấu điện ảnh

Để trở thành sinh viên sinh viên trường đại học sân khấu điện ảnh, bạn phải “vượt ải” với kỳ thi năng khiếu bao gồm 2 vòng đánh giá: vòng sơ khảo và vòng chung khảo.

Bên cạnh đó, mỗi chuyên ngành đào tạo sẽ có những bài thi và tiêu chí đánh giá khác nhau. Đặc biệt, tỷ lệ chọi để vào trường là rất lớn. Vì chỉ tiêu tuyển sinh mỗi chuyên ngành chỉ dao động từ 20 – 30 sinh viên, một số chuyên ngành chỉ tuyển 10 sinh viên/khóa.

Vòng thi năng khiếu sẽ được diễn trước kỳ thi THPTQG, tốt nghiệp THPT chính là điều kiện cần và đủ để có thể trở thành sinh viên SKĐA

Làm sao để trở thành trường đại học Sân khấu điện ảnh
Làm sao để trở thành trường đại học Sân khấu điện ảnh

Các thí sinh tham gia tuyển sinh vào các ngành diễn viên (diễn viên chèo, diễn viên điện ảnh, diễn viên cải lương…) sẽ được đánh giá và lựa chọn theo cả tiêu chí ngoại hình và năng khiếu. Theo quy chế, sinh viên đẹp chuẩn sẽ được cộng thêm 1 điểm năng khiếu đầu vào. 

Đặc biệt, trường đại học sân khấu điện ảnh là nơi sự khác biệt của mọi người đều được tôn trọng, khả năng sáng tạo được phát huy và đam mê được nuôi dưỡng. Đây chính là nơi có thể biến những câu chuyện của chính bạn thành một thước phim thật ý nghĩa. 

Như vây, tuyensinhmut.edu.vn đã giúp bạn tổng hợp các thông tin tuyển sinh và điều kiện xét tuyển của trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, bạn có thể cân nhắc, lựa chọn được ngôi trường phù hợp với năng lực và định hướng của mình nhé!

BANNER-LAUNCHING-MOORE

Leave a Comment