Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong những trường đào tạo chuyên ngành luật hàng đầu tại Việt Nam. Mỗi năm trường cung cấp đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý, các cán bộ tư pháp cho đất nước. Vậy trường Luật có những ngành học nào? Điểm chuẩn ra sao? Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hay không?
Bài viết bên dưới, Tuyển Sinh MUT sẽ giúp các bạn đọc có cái nhìn rõ nét nhất về Đại học Luật Hà Nội.
Giới thiệu chung về trường Đại học Luật Hà Nội
- Tên trường: Đại học Luật Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi Law University (HLU)
- Địa chỉ: Số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Website: http://hlu.edu.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/daihocluathanoi1/
- Mã tuyển sinh: LPH
- Email tuyển sinh: admin@hlu.edu.vn
- Số điện thoại: 024.38352630
Lịch sử, mục tiêu, đội ngũ cán bộ và CSVC tại ĐH Luật Hà Nội
Lịch sử phát triển
Vào năm 1979, trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập với tên gọi đầu tiên là Đại học Pháp lý Hà Nội. Sau khi thành lập, trường có 4 khoa chuyên đào tạo các ngành Luật.
Vào tháng 10/1982, Trường Cao đẳng toà án được sáp nhập vào Đại học Pháp Lý Hà Nội. Đến 6/7/1993, trường chính thức đổi tên thành trường Đại học Luật Hà Nội. Ngày 12/2/2019 thành lập phân hiệu trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk.
Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển của trường Đại học Luật Hà Nội: Phấn đấu đến năm 2030, phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường ĐH trọng điểm Quốc gia. Là trường chuyên đào tạo về pháp luật có vị thế trong khu vực và là trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý uy tín hàng đầu Việt Nam.
Đội ngũ cán bộ
Trường đại học Luật Hà Nội hiện có 319 giảng viên cơ hữu. Giảng viên của trường đều là những người được đào tạo bài bản, có năng lực giảng dạy, có học vị cao như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ… Thêm vào đó, nhà trường còn chú trọng đến việc đào tạo nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ và tin học.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhà trường còn thỉnh giảng một số giảng viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm về giảng dạy tại trường.
Cơ sở vật chất
Hiện tại, trường có khoảng hơn 90 phòng học, 2 hội trường lớn với sức chứa 400 và 700 chỗ ngồi; 2 phòng thực hành tin học và 5 thư viện. Những phòng học của trường được trang bị đầy đủ những thiết bị hiện đại như: máy tính, điều hoà… nhằm phục vụ công tác học tập và giảng dạy.
Vào năm 1998, trường đã đầu tư hệ thống internet phủ sóng toàn trường, phục vụ hoạt động quản trị, tra cứu tài liệu cũng như quản lý lưu trữ thông tin, …
>> Xem tham khảo:
Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội
Thời gian xét tuyển
Thời gian tuyển sinh của Trường Đại học Luật Hà Nội theo thực hiện dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối tượng và phạm vi tuyển sinh
Những đối tượng mà trường Đại học Luật tuyển sinh như sau:
- Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Có đủ sức khỏe để tham gia học tập theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quân nhân tại ngũ sắp hết thời hạn nghĩa vụ quân sự được đăng ký xét tuyển khi được sự cho phép của cấp trên. Sau khi tham gia xét tuyển, nếu bạn trúng tuyển phải nhập học ngay, không được bảo lưu sang năm học tiếp theo.
Phạm vi tuyển sinh: Áp dụng trên toàn quốc.
Phương thức tuyển sinh
Năm 2022, Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh với những phương thức sau:
- Phương thức 1: Tuyển sinh dựa trên hình thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên đề án riêng của trường đề ra.
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Ngưỡng đầu vào và điều kiện để nhận hồ sơ xét tuyển
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường Đại học Luật Hà Nội được nhà trường công bố trên website chính thức của nhà trường sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
Năm 2022, trường cũng đưa ra một số chỉ tiêu xét tuyển thằng và ưu tiên xét tuyển. Thông tin cụ thể được công bố trong đề án tuyển sinh của trường.
Trường ĐH Luật Hà Nội tuyển sinh những ngành nào?
Đh Luật Hà Nội sở hữu 2 chuyên ngành nổi bật là Luật và Kinh tế Luật. Năm 2022 HLU dự kiến tuyển sinh 04 ngành học với hơn 2.000 chỉ tiêu. Ngành Luật được phân bổ chỉ tiêu cao nhất là 1.410 chỉ tiêu. Cụ thể chỉ tiêu những ngành học khác được quy định như sau:
STT | Ngành | Mã ngành | Tổ hợp xét tuyển | Chỉ tiêu |
1 | Luật | 7380101 | A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06 | 1410 |
2 | Luật Kinh tế | 7380107 | A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06 | 450 |
3 | Luật Thương mại quốc tế | 7380109 | A01, D01 | 205 |
4 | Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) | 7220201 | A01, D01 | 200 |
>> Xem tham khảo:
Điểm chuẩn trường Đại học Luật Hà Nội là bao nhiêu?
Điểm chuẩn vào những ngành học của trường Đại học Luật Hà Nội các năm trước như sau:
STT | Ngành | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | |
1 | KQ thi THPT | Học bạ | KQ THPT | ||
2 | Luật | A00: 21,55 A01: 21 C00: 26 D01: 22 D02: 18,95 D03: 18,90 | A00: 24,70 A01: 23,10 C00: 27,75 D01, D02, D03: 25 | A00: 24,17 C00: 25 A01: 24,61 D01, D02, D03: 24,27 | A00: 25,35 A01: 25,75 C00: 28,00 D01, D02, D03, D05, D06: 26,55 |
3 | Luật Kinh tế | A00: 23,75 A01: 24,10 C00: 24,35 D01: 21,55 D02: 21,55 D03:22,40 | A00: 26,25 A01: 25,65 C00: 29 D01, D02, D03: 26,15 | A00: 26,01 C00: 27,18 A01: 26,04 D01, D02, D03: 25,18 | A00: 26,25 A01: 26,90 C00: 29,25 |
4 | Luật Thương mại quốc tế | A01: 22,90 D01: 23,40 | A01: 24,60 D01: 25,60 | A01: 25,57 D01: 24,57 | A01: 26,20 D01: 26,90 |
5 | Ngôn ngữ Anh | A01: 20 D01: 21,50 | A01: 21,55 D01: 24,60 | A01: 25,35 D01: 26,25 | |
6 | Luật (Chương trình liên kết đào tạo với ĐH Arizona) | A01: 18,10 C00: 24 D01, D02, D03: 21,10 | A00: 21,30 A01: 23,15 C00: 25,25 D01, D02, D03, D05, D06: 25,65 |
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên HLU sau khi ra trường
Sinh viên ngành Luật khi ra trường có thể trở thành luật sư làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc tòa án. Không chỉ vậy, người làm trong ngành luật có thể làm việc trong ngành công an, các công ty tư vấn luật hoặc các vị trí pháp chế của các công ty kinh doanh.
Công việc của một nhân viên pháp chế là người có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ công ty, đồng thời tham gia việc điều tiết và kiểm soát các hoạt động của công ty tuân thủ theo luật (của doanh nghiệp và pháp luật). Bộ phận pháp chế của một công ty sẽ thực hiện các hoạt động lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, hợp đồng, giấy phép công nghệ thương hiệu, tư vấn pháp lý cho công ty…
Đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, sau khi ra trường các em có thể làm các công việc phiên dịch, biên dịch, tiếp viên hàng không, giảng viên tiếng Anh…
Học phí trường ĐH Luật Hà Nội là bao nhiêu?
Học phí dự kiến của trường Đại học Luật Hà Nội năm học 2022-2023 sẽ được quy định như sau:
Học phí của ĐH Luật Hà Nội dao động trong khoảng 31,25 tr – 165 tr/năm học, tùy thuộc vào từng hệ đào tạo. So với năm học trước, mức này tăng khá cao, tăng hơn 13 triệu đối với hệ đại trà (Những ngành luật, quản trị kinh doanh, Luật thương mại quốc tế) và tăng khoảng 17 triệu đối với hệ chất lượng cao (Luật, Quản trị kinh doanh)….
Tổng kết
Trên đây là đáp án cho những thắc mắc mà các bạn đặt ra về Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhìn chung, đây là ngôi trường có bề dày lịch sử, xứng đáng là đơn vị đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực Luật. Hãy chia sẻ bài viết đến để mọi người cùng tìm hiểu thông tin nhé. Tuyển Sinh MUT chúc các bạn học tốt và thành công!