Kỹ năng xử lý tình huống là một trong những yếu tố tạo nên thành công trong việc giao tiếp. Trong công việc và cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống khác nhau. Đó có thể là tình huống khá đơn giản, nhưng có khi lại là những tình huống rất phức tạp hay thậm chí là “dở khóc dở cười”.
Vì vậy, khi có được kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp chúng ta giải quyết mọi chuyện đâu lại vào đấy, đặc biệt là trong giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu về đề tài này!
Kỹ năng xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống là khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá vấn đề (người, sự vật, hiện tượng). Từ đó, người trong hoàn cảnh cụ thể sẽ biết cách nhìn nhận toàn diện và đưa ra được các hướng giải quyết phù hợp. Kỹ năng xử lý tình huống được xem là một trong những kỹ năng quan trọng, là thước đo đánh giá sự nhạy bén, khôn khéo, tinh tế. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng được ví như chìa khóa dẫn lối thành công trong việc giao tiếp.
Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống
Trong cuộc sống, có những lúc bạn sẽ không thể nào tránh khỏi những tình huống bất ngờ sẽ xảy đến. Vì vậy, nếu trang bị riêng mình một khả năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp bạn luôn giữ được cho mình tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện dễ dàng nhất có thể.
Đặc biệt, khi bạn có kỹ năng giao tiếp và xử lý tốt sẽ biến bạn trở thành người luôn chủ động trong mọi hoàn cảnh. Dù bất cứ một tình huống nào nảy sinh thì bạn cũng luôn tỉnh táo, đủ bình tĩnh để giải quyết chúng. Sau nhiều lần xử lý tốt các tình huống đó sẽ giúp bạn có kinh nghiệm và trở nên nhạy bén, tinh tế hơn rất nhiều lần.
Những tình huống giao tiếp chưa xử lý khôn khéo là do đâu?
Tùy vào tính cách mà mỗi người sẽ có những phương án xử lý tình huống khác nhau. Nhìn chung, ai cũng mong rằng sẽ có những cách xử lý khôn khéo nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không đạt được kết quả như mong muốn, có thể là do một số lí do dưới đây:
Thiếu đi sự kiên nhẫn
Chưa nhìn nhận và tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện
Chưa biết cách đồng cảm, lắng nghe, và thấu hiểu
Chưa biết cách ăn nói, hành động, kỹ năng giao tiếp ứng xử kém
Quá cứng nhắc trong cách giải quyết cho mọi trường hợp,…
>> Xem tham khảo:
Một số kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp thông minh
Để giúp bạn có thể giải quyết những tình huống giao tiếp “dở khóc dở cười”, dưới đây là một số phương pháp hữu ích dành cho bạn:
1. Đi thẳng vào vấn đề
Khéo léo dẫn dắt câu chuyện là cách tiếp cận vấn đề được nhiều người áp dụng nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có những tình huống yêu cầu chúng ta cần đi thẳng vào vấn đề.
Kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp này sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt. Đôi khi bạn vòng vo, nói bóng gió, tế nhị đủ điều nhưng đối phương sẽ không hiểu. Thay vào đó bạn cần bày tỏ rõ ràng quan điểm, thái độ thẳng thắn và kiên quyết. Nếu bạn tỏ ra quá đắn đo điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy do dự và thiếu sự tin tưởng.
2. Thuyết phục bằng hành động
Trong trường hợp bạn gặp phải tình huống không thể thuyết phục người khác bằng lời nói, hãy dùng hành động. Bởi đôi khi những lời nói sẽ làm đối phương có cảm giác do dự, thiếu tin tưởng. Khi đó hành động chính là cách rõ ràng, thực tế nhất khiến họ phải suy nghĩ lại.
3. Kỹ năng “lạt mềm buộc chặt”
“Lạt mềm buộc chặt” là câu tục ngữ răn dạy chúng ta bài học về tình huống ứng xử. Trong cuộc sống, rất nhiều tình huống phải áp dụng tới nguyên tắc xử lý nhẹ nhàng này. Không phải lúc nào bạn cũng “căng như dây đàn”. Việc đáp lại bằng những câu căng thẳng, dứt khoác và hằn học chỉ làm cho tình trạng thêm tồi tệ. Nếu là phụ nữ để “giữ lửa” hôn nhân, bạn lại càng không thể bỏ qua kỹ năng này.
4. Thừa nhận trước rồi khéo léo chuyển hướng
Nếu đối phương là cấp trên hay người lớn tuổi,… bạn càng nên biết cách xử lý một cách khôn khéo. Trong những tình huống này, trước tiên, hãy tiếp thu ý kiến của họ để hiện sự tôn trọng, kính trên nhường dưới. Tuy nhiên cũng không được tỏ thái độ ngang bằng với đối phương. Hãy dùng lời lẽ khôn khéo để chuyển hướng và thay đổi thái độ, cách nhìn nhận của họ.
>> Xem tham khảo:
5. Tạo thêm đồng minh
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe câu chuyện “bó đũa” – sức mạnh tập thể. Trong một số tình huống bạn có thể chỉ cần đơn phương giải quyết nhẹ nhàng. Tuy nhiên sẽ có những tình huống, chúng ta phải cần tới sức mạnh của những người đồng minh. Bởi sức mạnh tập thể sẽ khiến đối phương không thể phản khán lại được.
>> Xem tham khảo:
6. “Sức mạnh” của khiếu hài hước
Kỹ năng xử lý tình huống của bạn sẽ tuyệt vời hơn khi bạn biết thêm một chút “gia vị” của sự hài hước vào. Hài hước sẽ khiến không khí thay đổi tích cực hơn ,giảm nỗi “stress” của đôi bên. Cách xử lý tình huống này thường nhẹ nhàng nhưng lại hiệu quả, tránh được những xung đột không cần thiết.
Đôi khi, bạn vẫn có thể chỉ trích, phê phán người khác nếu biết cách nói châm biếm hoặc pha trò nhưng phải tế nhị. Cũng tùy vào trường hợp mà áp dụng kỹ năng này vì ranh giới giữa sự hài hước và vô duyên là rất mong manh.
7. Sự phản bác tinh tế
Đôi khi không phải gặp ai bạn cũng có thể dễ dàng giao tiếp, xử lý một cách nhanh gọn và nhẹ nhàng. Với những người thường xuyên tự ái và không thỏa mãn với người khác thì chúng ta nên làm gì?
Để giải quyết cho tình huống này, cách tốt nhất là thừa nhận những gì họ đã nói . Sau đó bạn hãy khéo léo tận dụng thời cơ để chỉ ra những điều vô lý ở họ. Bạn có thể chỉ cho họ thấy những điều nguy hiểm hoặc ảnh hưởng không tốt nếu họ cứ bảo thủ ý kiến của mình. Lời nói trong tình huống này cần cương quyết, dứt khoác nhưng không nên quá gay gắt.
Kết luận
Trên đây là khái niệm và một số kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp, Tuyển Sinh MUT hy vọng sẽ giúp các bạn trở thành cải thiện khả năng giao tiếp của mình.