Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là một trong những ngành học tiềm năng nhất với nhiều cơ hội làm việc rộng mở. Cũng vì lí do đó mà ngành này đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ thông tin là gì? Học có khó không? Và Triển vọng của ngành này ra sao?, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Ngành Công nghệ thông tin là gì?
Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) là một thuật ngữ bao gồm phầm mềm, hệ thông máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, mạng lưới Internet, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau
Hay nói một cách dễ hiểu, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo và xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ và khai thác thông tin.
Ngày nay, ngành Công nghệ thông tin được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, phổ biến nhất là:
- Kỹ thuật phần mềm
- Khoa học máy tính
- Truyền thông và mạng máy tính
- Tin học ứng dụng
- Hệ thống thông tin
- Kỹ thuật máy tính
Ngành Công nghệ thông tin – cơ hội của việc làm
Vừa qua, đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm cho nhiều doanh nghiệp nhận ra được tầm quan trọng của ngành Công nghệ thông tin. Điều này làm cho nghề Công nghệ thông ngày càng “hot” và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên thị trường lao động ngày nay. Chính vì thế mới thấy cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin là vô cùng lớn.
Nếu như trước đây nghề IT chủ yếu chỉ được các tập đoàn quốc gia hoặc các doanh nghiệp/công ty khởi nghiệp chú trọng, thì giờ đây nghề này lại được săn đón ở mọi lĩnh vực và ngành nghề với mức lương “cao ngất ngưởng” vô cùng hấp dẫn.
Dưới đây là một số cơ hội việc làm phổ biến và hấp dẫn dành cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin:
– Web Developer: làm công việc coding và thiết kế sáng tạo website của các công ty/doanh nghiệp. Vì công việc này không giới hạn thời gian làm việc, nên bạn có thể làm việc ở văn phòng của một công ty/doanh nghiệp nào đó hoặc có thể làm một Freelancer IT.
– App Developer: làm công việc thiết kế và phát triển các ứng dụng ở trên điện thoại hoặc máy tính.
– Data Engineer: làm công việc thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau thành một nguồn duy nhất. Một số nguồn có thể kể đến như các phần mềm nghiệp vụ (nhân sự, kho, tài chính kế toán, bán hàng, ERP,…) hoặc website, …
– Tester (người kiểm duyệt chất lượng phần mềm): là công việc thực hiện trực tiếp kiểm tra chất lượng của các sản phẩm công nghệ do các Developer tạo ra, và người này sẽ tìm kiếm những sai sót hay các vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
– Giảng dạy và nghiên cứu về CNTT tại các trường ĐH, công ty/doanh nghiệp.
– Bạn cũng có thể trở thành một chuyên gia IT tự do (Freelancer IT), làm việc một cách độc lập và không phụ thuộc vào bất cứ công ty/ doanh nghiệp hay tổ chức nào. Đây cũng chính là hình mẫu công việc đang được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.
– Bạn cũng có thể tự thành lập công ty/doanh nghiệp cho riêng mình
>> Xem tham khảo:
Mức lương “khủng” dành cho dân CNTT
Đã từ lâu thì ngành Công nghệ thông tin đã được coi là ngành “hái ra tiền” nhất với mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng sự thật liệu rằng có đúng như vậy?
– Đối với những sinh viên CNTT đang đi thực tập hoặc mới vừa ra trường, họ chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương khởi điểm khoảng 4-6 triệu/tháng.
– Đối với những nhân viên IT, mức lương trung bình khoảng 10-25 triệu/tháng và sẽ tăng dần theo năng lực, kinh nghiệm, thời gian.
– Đối với các vị trí cao hơn như Giám độc, Quản lý thì mức lương có thể được tính bằng USD, rơi vào khoảng 1500-3000 USD/tháng (tức khoảng 30-66 triệu/tháng).
Các tố chất cần thiết để làm việc trong ngành Công nghệ thông tin
– Niềm đam mê với công nghệ: Đây là một trong những tố chất quan trọng nhất nếu bạn muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin. Bạn cần có đam mê mãnh liệt và vô tận cùng, điều này sẽ giúp bạn có nhiều động lực để vượt qua được những khó khăn và áp lực của nghề.
– Thành thạo vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh: ngành Công nghệ thông tin là ngành luôn mang tính toàn cầu và từng giờ từng phút từng giấy trên thế giới vẫn đang không ngừng nghiên cứu ra những công nghệ mới nhất. Vì vậy, kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ lúc này là rất quan trọng để bạn có thể cập nhật được những công nghệ mới nhất và không bị trở thành “người theo sau”.
– Cẩn thận cũng là một tố chất không thể thiếu để học ngành Công nghệ thông tin: Bởi học ngành này bạn sẽ phải tiếp xúc rất nhiều với việc lập trình và các dòng code rất dài và phức tạp. Nếu bạn không có tính cẩn thận, chỉ cần một sai lệch nhỏ thôi cũng “đi một dặm” ngay, và việc tìm ra lỗi để chỉnh sửa lại cũng là một nhiệm vụ “hoa mắt”.
– Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork): đây là một khả năng đặc biệt quan trọng trong ngành IT bởi vì làm việc theo nhóm sẽ giúp giảm đi phần nào độ phức tạp và gánh nặng của công việc, hơn nữa còn làm tăng năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc.
>> Xem tham khảo:
Các trường đào tạo ngành CNTT ở Việt Nam
STT | Các trường miền Bắc |
1 | Đại học Bách khoa Hà Nội |
2 | Đại học FPT |
3 | Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội |
4 | Đại học Thăng Long |
5 | Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông |
6 | Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội |
Các trường miền Trung | |
1 | Đại học Công nghiệp Vinh |
2 | Đại học Hồng Đức |
Các trường miền Nam | |
1 | Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh |
2 | Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
3 | Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
4 | Đại học Cần Thơ |
Kết luận
Ngành Công nghệ thông tin luôn là ngành “hot” và hứa hẹn sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các bạn trong tương lai, tuyensinhmut.edu.vn hy vọng rằng, bài viết trên về ngành Công nghệ thông tin sẽ giúp cho các bạn học sinh hình dung được về ngành và định hướng nghề nghiệp để lựa chọn con đường phù hợp nhất nhé!