Điều gì khiến ngành Tài chính ngân hàng thu hút nhiều sinh viên?

Thi Thử IELTS Tại Vietop

Ngành Tài chính ngân hàng là một trong những ngành học chưa bao giờ có dẫu hiệu hạ nhiệt trong mỗi mùa tuyển sinh. Hãy cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi bài viết để tìm hiểu điều gì đã khiến cho ngành này thu hút một lượng chú ý lớn từ các bạn học sinh nhé

Ngành Tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính ngân hàng (Finance and Banking) làm một ngành khá rộng, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể, nó tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần phải sử dụng đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong và ngoài nước

Ngành Tài chính ngân hàng được chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành phân tích tài chính, kinh tế học tài chính, chuyên ngành ngân hàng,…

Ngành Tài chính ngân hàng học gì?

Là sinh viên ngành Tài chính ngân hàng, bạn sẽ được trường đại học cung cấp các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế từ đại cương cho đến chuyên ngành như: kinh tế vi mô – vĩ mô, kiến thức về tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng… để giúp bạn có thể tự tin theo đuổi ngành nghề cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng hiện nay.

Ngoài ra, bạn còn được trang bị các kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phân tích báo cáo tài chính, quản trị rủi ro trong ngân hàng, quản lý tài chính hiệu quả, tiền tệ hiện đại, marketing ngân hàng, tín dụng ngân hàng…

Lý do nên học ngành Tài chính ngân hàng

Tỷ lệ làm việc cao

Trong những năm gần đây, lĩnh vực Ngân hàng tài chính đang dần được khởi sắc trở lại, kéo theo “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường tài chính. “Bất chấp Covid-19, nhiều ngân hàng vẫn liên tục tuyển dụng, không cắt giảm lương nhân viên trong 3 tháng đầu năm”.

Lý do nên học ngành Ngân hàng tài chính
Lý do nên học ngành Ngân hàng tài chính

Ngoài ra, với số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong những năm gần đây cùng với hàng loạt các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính ngày càng được mở rộng hoạt động, bạn có thể nhìn thấy thấy nhu cầu nhân lực “khủng” của ngành Tài chính – Ngân hàng.

NHẬP MÃ MUT40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Có nhiều cơ hội lựa chọn

Học ngành Tài chính ngân hàng ngoài những kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội, quản lý và kiến thức chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, sinh viên còn được trang bị thêm những kỹ năng thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, luyện tập sử dụng tiếng Anh để có thể giao tiếp và làm việc trong môi trường hiện đại.

Thu nhập và cơ hội thăng tiến cao

Theo thống kê, mức thu nhập trung quân hàng tháng và lương bổng của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tương đối cao so với mặt bằng chung, đặc biệt là các ngân hàng tuyến Trung ương và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều ngân hàng nước ngoài sẵn sàng chi trả lương từ 7.000-10.000USD/tháng cùng quyền lợi về cổ phiếu cho các giám đốc, phó giám đốc chi nhánh.

Mức lương trung bình sẽ giao động trong khoảng sau:

  • Sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong công việc, cần có khoảng thời gian hướng dẫn đào tạo: 6 – 9 triệu đồng.
  • Đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm: 10 – 15 triệu.
  • Đối với các cá nhân có năng lực, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngân hàng tài chính (3 – 5 năm): 20 – 25 triệu/tháng.

Biết cách quản lý tài chính của bản thân

Quản lý tài chính cá nhân là không hề đơn giản đối với mỗi cá nhân, được coi là một bước quan trọng để có thể làm giàu. Khi học ngành Tài chính ngân hàng, bạn sẽ hiểu được giá trị của dòng tiền thay đổi như thế nào theo thời gian, có những tư duy về tài chính và làm giàu.

Với những kiến thức cơ bản được dạy trong trường học về quản lý tài chính, bạn có thể đưa ra những phương pháp, kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả, giúp tránh được những rắc rối trong cuộc sống để có thể xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.

Các chuyên ngành khi học Tài chính ngân hàng

Ngân hàng

Chuyên ngành này sẽ giúp các bạn sinh viên có những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng, quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, các công cụ quản lý rủi ro tài chính cũng như kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính,…

Các chuyên ngành khi học Ngân hàng tài chính
Các chuyên ngành khi học Ngân hàng tài chính

Quản lý Tài chính công

Cung cấp các kiến thức về việc quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như cc1 thông lệ quốc tế để các bạn sinh viên có thể áp dụng để thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Cùng với đó, nhà trường sẽ trang ị thêm các kiến thức về thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách côn, giúp bạn có thể nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công,…

Tài chính doanh nghiệp

Sinh viên theo chuyên ngành tài chính doanh nghiệp sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.

Thêm vào đó, bạn còn có thể được hướng dẫn cách thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, các kiến thức khác liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng,…

Thuế

Theo học chuyên ngành Thuế, sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về thuế như: lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật thuế, quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; các kiến thức khc1 liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế,…

Tài chính quốc tế

Chuyên ngành này sẽ đào tạo các sinh viên chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái, các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, quản trị dự án đầu tư quốc tế,…

Đầu tư tài chính

Đào tạo cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về đầu tư tài chính cũng như các kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính và các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, rủi ro và cách quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính hiệu quả,…

Các khối xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
Các khối xét tuyển ngành Ngân hàng tài chính
Các khối xét tuyển ngành Ngân hàng tài chính

Tố chất cần có khi học Tài chính ngân hàng

  • Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt, đánh giá nhanh nhạy các vấn đề
  • Trung thực, cẩn trọng, chính xác trong tùng công việc
  • Chịu được áp lực cao, biết cách quản lý thời gian hiệu quả
  • Thành thạo máy tính và các phần mềm hỗ trợ tính toàn
  • Có năng lực, biết tiến, biết lùi thỏa đáng
  • Biết đàm phángiao tiếp với khách hàng
  • Có kiến thức về ngoại ngữ

Cơ hội việc làm của ngành Tài chính ngân hàng

Khi ra trường, bạn có thể làm các công việc như:

  • Chuyên viên kinh doanh và giao dịch viên tại các tổ chức tài chính;
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế;
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính;
  • Nhân viên kế toán và tài chính tại các doanh nghiệp;
  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như: Thuế,Ngân hàng Nhà nước,  Kho bạc nhà nước, Hải quan, 
  • Nhân viên kế toán tại các cơ quan hành chính – sự nghiệp;
  • Chủ đơn vị kinh doanh;
  • Nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm/viện nghiên cứu về lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Các trường đào tạo ngành Tài chính ngân hàng

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tổng hợp các điểm nổi bật của ngành Tài chính – Ngân hàng như: cương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, mức lương sau khi ra trường. Hy vọng với những thông tin mà tuyensinhmut.edu.vn chia sẻ, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất với mình nhé!

Leave a Comment