Ngành Logistics – Cơ hội làm việc trong môi trường Quốc tế

Back to school IELTS Vietop

Ngành Logistics là một trong những ngành có mức điểm chuẩn cao nhất trong những năm trở lại đây. Lý do của sự “thăng hạng” đột biến này là do nhu cầu về việc vận chuyển cũng như mua sắm hàng online tăng cao. Vậy, hãy cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các thông tin của ngành Logistic nhé!

Ngành Logistics là gì?

Hiện nay ngành Logistics được đào tạo ở rất nhiều trường đại học như Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Hàng hải, Đại học Bách Khoa, Đại học Thương Mại,.. Các trường này hầu hết đều có Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic), Khai thác vận tải, Khoa học hàng hải, Logistics và quản lí chuỗi cung ứng,… đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Logistics.

Hiểu đơn giản, Logistics là ngành “lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác”, tức là dịch vụ vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất từ nơi cung cấp/sản xuất đến tay người tiêu dùng. 

Sinh viên theo học ngành Logistics tại các trường Đại học sẽ đào tạo bài bản về những kiến thức nền tảng (lí thuyết) và ví dụ về tính huống, bài tập thực tế về giao nhận quốc tế, hải quan, chi phí logistics, hãng tàu, kho bãi hàng hóa,…

Ngành Logistics học gì?

Ngoài những kiến thức căn bản về ngành Logistic, sinh viên còn được học những kiến thức về marketing quốc tế, quản trị chiến lược cũng như xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa một cách tối đa nhất.

Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được học chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức,…

Về kỹ năng chuyên môn, sinh viên có thể tham gia vào việc lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành các nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng cũng như xác định nhu cầu khách hàng, quy hoạch trung tâm phân phối và quản trị quy trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng của mình.

NHẬP MÃ MUT40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Logistic học gì
Logistic học gì

Ngoài ra, sinh viên khi tốt nghiệp ngành Logistic có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp;…

Bên cạnh đó, không nhất thiết phải học đúng ngành logistics thì bạn mới có thể làm việc trong lĩnh vực này. Do đó, bạn vẫn có thể chọn học các ngành liên quan đến kinh doanh hay giao thương nói chung để có thể tích lũy được những kiến thức về cách vận hành của việc buôn bán trong xã hội rồi sau đó chọn phát triển trong hướng logistics này vẫn được.

Một vài môn học quan trọng trong ngành Logistics bạn có thể tham khảo là:

  • Quản trị học nhập môn
  • Hệ thống thông tin kinh doanh
  • Giá cả thị trường
  • Luật kinh doanh
  • Quản trị Vận tải và Chuỗi cung ứng nhập môn
  • Kênh phân phối và lưu trữ
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh Quốc tế
  • Chiến lược Quản lý Chuỗi cung ứng
  • Phân tích và Thiết kế Chuỗi cung ứng

Ngành logistics học trường nào?

Ở Việt Nam, có rất nhiều trường đại học uy tín đào tạo lĩnh vực này như:

Lý do nên học ngành Logistics

Lĩnh vực đang phát triển

Buôn bán sản phẩm là một trong những hoạt động không thể thiếu của xã hội. Cho dù thời thế có biến động ra sao thì Logistics vẫn luôn thuộc nhóm ngành thiết yếu, kể cả trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Vì lẽ đó nên nếu chọn theo học ngành này bạn sẽ không phải lo thất nghiệp mà ngược lại còn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở và “đất diễn” dành cho bạn

Cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế

Kể cả khi bạn làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn có cơ hội để giao tiếp và tương tác với đội ngũ nhân sự người nước ngoài. Đặc biệt là khi bạn công tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hơn thế nữa, lĩnh vực Logistics không bị giới hạn về địa lý cũng kiến thức của nghề.

Cơ hội việc làm ngành logistic
Cơ hội việc làm ngành logistic

Do đó, bạn có thể áp dụng tại bất kỳ quốc gia nào. Đây cũng chính là một cơ hội để ra nước ngoài làm việc, thu thập kinh nghiệm.

Giờ làm việc linh động

Hầu hết các đầu việc trong lĩnh vực logistic đều không có giờ làm việc cố định như làm ở văn phòng. Giả sử như trong lúc mọi người đang ngủ thì bạn có thể lại đang vận chuyển hàng xuyên đêm. Hay lúc mọi người “còng lưng” đi làm thì bạn lại đang nằm nhà thư giãn. Do đó, nếu yêu thích một công việc linh hoạt về giờ giấc và ít gò bó thì nên cân nhắc theo đuổi ngành này

Tố chất cần có để làm việc trong ngành Logistics

Khả năng chịu áp lực tốt

Việc phải tương tác với nhiều người hay giờ làm việc không cố định sẽ khiến bạn phải đối mặt với vô số áp lực. Đặc biệt, vào những mùa cao điểm như đầu năm mới hay Giáng Sinh hay các dịp lễ tết lớn, số lượng hàng hóa ra vào vô kể, cần được lưu thông nhiều hơn do sức mua của thị tăng thì có thể bạn sẽ phải tăng ca.

Kỹ tính và cẩn thận

Do tính chặt chẽ của các hoạt động logistics nên bạn cần phải là một người cẩn thận, tỉ mỉ và chấp hành kỉ luật tốt trong công việc. Mỗi khâu của logistics đều phải đảm bảo đúng quy trình và thời gian thì chuỗi cung ứng mới có thể vận hành tốt được

Thoải mái với sự ổn định

Ngành Logistics sẽ không hợp với những bạn có tâm hồn nghệ sĩ, thích bay bổng. Nó sẽ phù hợp hơn cho những ai thích làm các công việc có ít sự biến động, hay nói cách khác là lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc hàng ngày.

Các tố chất khác

Ngoài các tố chất kể trên, bạn cũng cần chú ý đến những tố chất dưới đây để có thể theo đuổi ngành Logistics:

Tố chất cần có khi học ngành Logistic
Tố chất cần có khi học ngành Logistic
  • Năng động, nhạy bén khi xử lý tình huống và có tư duy logic tốt
  • Sáng tạo, có khả năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học
  • Có khả năng làm việc nhóm và tinh thần trách nhiệm cap
  • Có tố chất trở thành quản lý và có kỹ năng giao tiếpđàm phán, thuyết phục, thương lượng và trình bày vấn đề.

Học Logistics ra làm gì?

Với tấm bằng đại học chuyên ngành Logistics, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty vận tải lớn với các vị trí lớn như:

  • Chuyên viên kho
  • Chuyên viên thu mua
  • Chuyên viên kiểm kê
  • Điều phối viên vận tải
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Hải quan

Các vị trí và mức lương của nghề Logistics

  • Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vị trí ngay khi bạn vừa tốt nghiệp. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với các ngành khác, khoảng 6-7 triệu/ tháng.
  • Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Phù hợp với những người có 1-2 năm kinh nghiệm, tùy vào cơ cấu tổ chức của công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến lên Logistics Manager.
  • Logistics Manager ($1000 -$4000): Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm và khả năng nói, viết tiếng Anh phải lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch một chút tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng nó có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.
  • Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics của các công ty, yêu cầu phải có trên 8 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lênSupply Chain Director.
  • Supply Chain Director ($5000 – $7000): Người phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng ở trong và ngoài nước. Vị trí này cần có trách nhiệm cao và đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

Cơ hội và thách thức cho sinh viên ngành Logistics

Ngành Logistics đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có đến hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và nó sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới đây, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics sẽ cần thêm hơn 18.000 lao động, chưa kể nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động khác ngành.

Điều này cho thấy rằng tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho cử nhân ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm đượ một công việc lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi tốt nghiệp

Cơ hội và thách thức của ngành Logistic
Cơ hội và thách thức của ngành Logistic

Tuy nhiên, không có công việc nào là hoàn toàn dễ dàng cả. Như mọi nghề khác, để thành công với Logistics, đòi hỏi bạn có rất nhiều nỗ lực.

Đầu tiên, bạn cần phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết doanh nghiệp nào cũng có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài. Đặc biệt, các chứng từ, giấy tờ, biên bản theo đó cũng được trình bày bằng tiếng Anh. Do đó, việc thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn có thể ứng tuyển ở bất cứ công ty nào.

Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý phải di chuyển thường xuyên, nhất là khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng là yếu tố giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.

Như vậy, bài viết đã cùng bạn tìm hiểu về ngành logistic trên thị trường hiện nay. Đây là một trong những ngành có sức hút nhân lực rất cao. Do đó, đây hứa hẹn sẽ là ngành phát triển trong thời gian tới. Hy vọng với những thông tin mà tuyensinhmut.deu.vn chia sẻ, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn ngành nghề phù hợp với định hướng tương lai của mình nhé!

BANNER-LAUNCHING-MOORE

Leave a Comment