Ngành Công nghệ thực phẩm và những điều bạn nên biết

Học bổng hè 26 triệu tại IELTS Vietop

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành học thu hút sự quan tâm từ sinh viên và phụ huynh rất nhiều. Vậy, ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm của ngành này trong tương lai như thế nào? Cùng theo Tuyển Sinh MUT dõi ngày bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì

Công nghệ thực phẩm (Food Technology) là ngành chuyên làm việc trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong các lĩnh vực như ăn uống, an toàn vệ sinh thực phẩm… tất cả đều liên quan phần nào đến công nghệ thực phẩm;giúp tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của mọi người trong cộng đồng.

Ngành Công nghệ thực phẩm cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến cũng như quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm…

Ngành Công nghệ Thực phẩm
Ngành Công nghệ Thực phẩm

Ngoài ra, sinh viên trong trường còn được nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; của các tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

Bên cạnh đó, sinh viên trong trường được thường xuyên thực hành ờ các phòng thí nghiệm, tập làm quen với “sức nặng” công việc, giúp ích cho việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.

>> Xem tham khảo:

Giải mã sức hút của ngành Quản trị Khách sạn

NHẬP MÃ MUT40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Ứng dụng ngành Công nghệ thực phẩm trong cuộc sống

Ứng dụng ngành Công nghệ thực phẩm là rất đa dạng bởi hầu hết tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này vào thực tế:

  • Cải thiện chất lượng đời sống và sức khỏe, tinh thần của cộng đồng.
  • Cải thiện chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của nông sản.
  • Thúc đẩy xuất khẩu và góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước.
  • Cung cấp đa dạng các sản phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa dẫn du khách nước ngoài.

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành học hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng trong tương lai cùng cơ hội việc làm lớn và mức lương hấp dẫn. Sau khi với tấm bằng đại học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể dễ dàng hơn xin việc tại các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm. Cụ thể như:

  • Làm việc chuyên môn lĩnh vực công cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm từ thịt sữa, đồ hộp, chè, cà phê, cá… 
  • Làm công tác để đảm bảo quy trình bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu.
  • Làm việc ở các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.
  • Làm tại vị trí kỹ thuật với trình độ chuyên môn cao ở những nơi liên quan đến lĩnh vực chế biến, góp phần nâng cao chất lượng của thực phẩm, lĩnh vực bảo quản trên cả nước.
  • Làm việc ở các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm và trung tâm y tế dự phòng.
  • Làm việc nghiên cứu, quản lý, kiểm tra sản phẩm tại phòng thí nghiệm của các nhà máy, quản lý nhà máy và quản lý chất lượng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi đến tay khách hàng
  • Làm giảng viên tại các viện trường về thực phẩm cùng với công nghệ sản xuất thực phẩm.
Cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm
Cơ hội việc làm ngành công nghiệp thực phẩm

Các vị trí có thể làm việc:

  • Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC)
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Kỹ sư sản xuất (Production engineer)
  • Nhân viên bếp
  • Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)
  • Kỹ thuật viên sản xuất
  • Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff)
  • Nhân viên bộ phận thu mua
  • Nhân viên vận hành máy
  • Giám sát viên sản xuất (Production supervisor)
  • Trình dược viên…

Mức lương ngành Công nghệ thực phẩm

Bởi cơ hội việc làm trong ngành này rất đa dạng. Do đó cũng có sự thay đổi và chên lệch khác nhau cho mức lương trong ngành

  • Đối với sinh viên tốt nghiệp mới ra trường sẽ làm việc với mức lương khởi điểm từ 4 – 5 triệu/tháng. Đây là những vị trí thấp với yêu cầu sử dụng trình độ cơ bản.
  • Đối với những người có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những những đã có kinh nghiệm, tuổi nghề thì sẽ có cơ hội thăng tiến rất nhanh trong tương lai. Mức lương dành choi vị trí quản lý, giám sát, kỹ sư có thể lên đến 2000 USD đến 3000 USD/tháng.

Những tố chất cần có khi học ngành Công nghệ thực phẩm

Để học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thực phẩm một cách thuận lợi nhất, bạn cần có những yếu tố dưới đây:

  • Khả năng tư duy sáng tạo và phân tích vấn đề;
  • Có sự đam mê với công nghệ và nghiên cứu;
  • Quan tâm và yêu thích lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống;
  • Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm cao;
  • Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của khách hàng…
  • Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu này cần phát triển đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc tổ chức và nghiêm túc.
  • Thích tìm tòi, quan tâm đến những kiến thức bên ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.
  • Tính kiên trì để tìm ra một công thức phù đúng nhất cho tất cả các thí nghiệm.

Các khối thi vào ngành Công nghệ thực phẩm 

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sao Đỏ
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Khu vực miền Trung

Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Khu vực miền Nam

Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn các thông tin quan trọng của ngành công nghệ thực phẩm. Hy vọng với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp mà tuyensinhmut.edu.vn đãc chi sẻ, giúp bạn có thêm tài liệu trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất nhé!

Leave a Comment