Ngành điều dưỡng theo cách nghĩ đơn giản của một số người thì đây chỉ là một nghề chăm sóc sức khỏe cho người bệnh hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên, nó không hẳn như vậy. Đây là một ngành quan trọng trong lĩnh vực y tế, cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi ngay bài viết dưới đây đây để tìm hiểu về ngành điều dưỡng này nhé!
Ngành điều dưỡng học những gì?
Ngành Điều dưỡng là ngành khoa học sức khỏe, chuyên đào tạo các quy trình chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán điều dưỡng. Đây là người phụ giúp bác sĩ trong các công việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Điều dưỡng viên sẽ tham gia vào quá trình trị liệu phục hồi cho người bệnh từ đầu đến cuối quá trình.
Khi theo học ngành điều dưỡng bạn sẽ được học những môn liên quan đến y học cũng như các kỹ năng, quy trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Sinh viên ngành điều dưỡng sẽ được đào tạo bởi các môn học sau.
- Giải phẫu học
- Ngoại khoa, nội khoa
- Sản khoa, Nhi khoa
- Phục hồi chức năng
- Kỹ năng chăm sóc người già, phụ nữ, trẻ em
- Hóa, Sinh, Vật lý, Tâm lý học
- Hồi sức cấp cứu…
Bên cạnh đó, điều dưỡng viên sẽ có những kiến thức cơ bản của từng chuyên ngành y khác nhau để có thể phục vụ vào kiến thức chăm sóc bệnh nhân với nhiều loại bệnh.
Chương trình đào tạo ngành điều dưỡng
Chương trình học dành cho các sinh viên ngành điều dưỡng bao gồm những môn học chung (đại cương) và các môn chuyên ngành. Cụ thể như sau:
- Các môn học về khoa học xã hội: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ngoại ngữ, Tin học, Tâm lý, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh,…
- Các môn học về khoa học tự nhiên: Hóa học đại cương, Sinh học và di truyền, Vật lý đại cương, Xác suất – thống kê y học, Sức khỏe – môi trường và vệ sinh nâng cao sức khỏe….
- Các môn học cung cấp kiến thức y học cơ sở: Sinh lý học, Hóa sinh, Giải phẫu học, Dược lý, Dược lâm sàng, Miễn dịch – sinh lý bệnh, Di truyền y học, Mô phôi, Y đức, Vi sinh vật ký sinh trùng, Pháp luật – Tổ chức Y tế…
- Các môn học chuyên ngành của điều dưỡng: Điều dưỡng cơ sở, Điều dưỡng chuyên khoa, Đạo đức Điều dưỡng, Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực, Sức khỏe sinh sản,…
- Các môn kỹ năng quan trọng trong nghề nghiệp như: cách sử dụng thuốc an toàn và phù hợp; tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh; thực hiện tốt các y lệnh của thầy thuốc, chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh;,…
Ngành điều dưỡng học bao nhiêu năm?
Để có thể trở thành một điều dưỡng viên đủ điều kiện để làm việc tại các cơ sở y tế, học viên phải trải qua thời gian đào tạo chuyên môn tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên đào tạo điều dưỡng. Tuỳ vào mỗi hệ đào tạo mà thời gian học cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Số năm đào tạo ngành điều dưỡng được giảm dần từ bậc Đại học đến Cao đẳng và ngắn nhất đối với Trung cấp nghề. Cụ thể:
- Ở bậc Đại học: 4 đến 5 năm đào tạo, sau khi ra trường sẽ được cấp bằng Cử nhân Điều dưỡng hệ Đại học.
- Ở hệ Cao đẳng: 3 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân Điều dưỡng của hệ Cao đẳng.
- Ở hệ Trung cấp: 2 năm.
Tuỳ vào nhu cầu đào tạo và định hướng nghề nghiệp cũng như năng lực bản thân mà bạn có thể lựa chọn hệ đào tạo cho mình. Tất nhiên với chương trình đại học 4 – 5 năm đào tạo sẽ tốt hơn và bằng tốt nghiệp cũng sẽ có giá trị hơn. Song nếu không muốn tốn quá nhiều thời gian vào đào tạo, bạn hoàn toàn có thể theo học điều dưỡng tại các trường trung cấp nghề hay các trường cao đẳng.
Các công việc của điều dưỡng
Đối với ngành điều dưỡng, vị trí tốt nhất mà bạn nên làm đó là điều dưỡng viên. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các công việc liên quan đến điều dưỡng. Thực ra, việc chăm sóc sức khỏe không phải là điều dễ dàng, nó cần có kỹ năng và sự kiện trì. Vì vậy hãy làm việc khi bạn có đủ đam mê và một tấm lòng yêu thương người bệnh.
Học ngành điều dưỡng ra trường có thể làm các công việc như sau:
- Điều dưỡng viên tại các bệnh viện lớn nhỏ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe của nhà nước, tư nhân.
- Nghiên cứu sinh về điều dưỡng tại các trung tâm nghiên cứu y tế, khoa học, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho các bệnh nhân.
- Làm giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về điều dưỡng.
- Nàm việc nghiên cứu sản phẩm sức khỏe tại các công ty sản xuất công cụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Cơ hội việc làm của ngành điều dưỡng
Tính theo yêu cầu của Bộ Y tế thì trung bình 1 bác sĩ phải cần đến 3 điều dưỡng. Tuy nhiên hiện tại ở nước ta số lượng điều dưỡng viên rất thấp, trung bình mỗi 1 bác sĩ mới chỉ có từ 1 đến 1,5 điều dưỡng. Do đó, nhu cầu nhân lực trong vị trí này rất cao.
Không chỉ ở nước ta mà ở các nước như Nhật Bản, Đức… cũng có rất cần nguồn lực điều dưỡng cao. Đây là những nước có dân số già, chú trọng nhiều hơn vào phúc lợi xã hội. Do đó, khi làm điều dưỡng viên tại đây bạn sẽ dễ dàng nhận được những mức lương rất tốt.
Tuy nhiên việc chăm sóc bệnh nhân không chỉ cần có kiến thức nghiệp vụ thôi là đủ. Bạn còn phải có tâm và đạo đức nghề nghiệp. Làm việc giữa con người với con người đòi hỏi sự nhiệt huyết và lòng yêu thương. Chỉ như vậy bạn mới hết mình đối với người bệnh, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn về bệnh tật.
Mức lương ngành Điều dưỡng
Mỗi cá nhân, mỗi vị trí làm việc trong ngành Điều dưỡng sẽ nhận có mức thu nhập khác nhau như:
- Với vị trí nhân viên Điều dưỡng làm hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng từ 4 – 5 triệu đồng/ tháng.
- Với nhân viên Điều dưỡng đã làm việc trong biên chế theo chế độ nhà nước, mức lương được tính theo ngạch và sẽ dao động từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng bao gồm cả các khoản trợ cấp khác.
- Với người làm lâu năm, với kinh nghiệm dày dặn, sẽ nhận được mức lương từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên.
Tố chất phù hợp với ngành Điều dưỡng
Khác với ngành khác, ngoài kiến thức ra, điều dưỡng viên cần có những tố chất quan trọng sau:
- Có trình độ chuyên môn cao;
- Có khả năng giao tiếp khéo léo
- Có trái tim biết yêu thương, trân trọng bệnh nhân; và nhiệt huyết với nghề
- Siêng năng và cẩn thận tỉ mỉ;
- Có tinh thần mạnh mẽ;
- Lạc quan và năng động;
- Tư duy nhạy cảm và thông minh;
- Chấp hành các nội quy, quy định của bệnh viện, nơi làm việc;
- Có sức khỏe tốt đảm bảo được khối lượng công việc.
>> Xem tham khảo:
Kỹ năng giao tiếp – 7 yếu tố giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp
Các tổ hợp xét tuyển ngành điều dưỡng
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 (Toán, Anh, Sinh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A05 (Toán, Hóa, Sử)
- Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
- Khối B03 (Toán, Văn, Sinh)
- Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D13 (Văn, Sinh, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Các trường đào tạo và điểm chuẩn của ngành Điều dưỡng 2021
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc | |
Đại học Y Hà Nội | 25.6 |
Đại học Thăng Long | 19.05 |
Đại học Công nghệ Đông Á | 19.0 |
Đại học Phenikaa | 19.0 |
Đại học Đại Nam | 19.0 |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 19.0 |
Đại học Hòa Bình | 19.05 |
Đại học Y dược – ĐHQG Hà Nội | 25.35 |
Đại học Y dược Thái Bình | 24.2 |
Đại học Y dược Thái Nguyên | 21.5 |
Đại học Điều dưỡng Nam Định | 20.0 |
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương | 21.0 |
Đại học Thành Đông | 19.0 |
Đại học Y khoa Tokyo | 19.0 |
Đại học Hùng Vương | 19.0 |
2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên | |
Đại học Tây Nguyên | 21.5 |
Đại học Phan Châu Trinh | 19.0 |
Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng | 19.0 |
Khoa Y dược – Đại học Đà Nẵng | 20.65 |
Đại học Đông Á | 19.0 |
Đại học Duy Tân | 19.0 |
Đại học Y khoa Vinh | 19.0 |
Đại học Vinh | 19.0 |
Đại học Buôn Ma Thuột | 19.0 |
Đại học Quang Trung | |
3. Khu vực TP HCM và miền Nam | |
Đại học Y dược TPHCM | 24.1 – 24.15 |
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch | 24.0 – 24.15 |
Đại học Văn Lang | 19.0 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 19.0 |
Đại học Nguyễn Tất Thành | 19.0 |
Đại học Công nghệ TPHCM | 20.0 |
Đại học Văn Hiến | |
Đại học Tân Tạo | |
Đại học Trà Vinh | 20.5 |
Đại học Cửu Long | 19.0 |
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu | 19.0 |
Đại học Y dược Cần Thơ | 23.9 – 24.9 |
4. Các trường Cao đẳng | |
Cao đẳng Y tế Sơn La | |
Cao đẳng Y tế Bạch Mai | |
Cao đẳng Y tế Yên Bái | |
Cao đẳng Y tế Thái Bình | |
Cao đẳng Y tế Quảng Ninh | |
Cao đẳng Y tế Hải Phòng | |
Cao đẳng Y tế Hưng Yên | |
Cao đẳng Y tế Hà Nội | |
Cao đẳng Y tế Hà Đông | |
Cao đẳng Y tế Hà Nam | |
Cao đẳng Y tế Hải Dương | |
Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn |
Như vậy, bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin quan trọng để trở thành một điều dưỡng viên. Đây là một ngành đòi hỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng giao tiếp cao. Hy vọng với những gì tuyensinhmut.edu.vn chia sẻ, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn được công việc phù hợp nhất với mình nhé!