Ngành thiết kế đồ họa được xem là loại hình nghệ thuật ứng dụng, hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực như truyền thông, quảng cáo, giải trí, ngành xuất bản. Hãy cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi sự “quyền lực” của ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa (Graphic Designer) là ngành liên quan đến việc xây dựng những ý tưởng thông qua các loại phần mềm hỗ trợ để xây dựng các thương hiệu, chiến lược bằng các hình thức khác nhau như game, porter, website, video, bao bì…
Khi theo học ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật, phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ để thiết kế đồ họa hiệu quả, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới…
Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện nay
Lý do nên học ngành Thiết kế đồ họa
Hiện nay, các sản phẩm đồ họa bao gồm logo, thiết kế danh thiếp, brochure, biển hiệu,… với các thiết kế bắt mắt được sử dụng phổ biến để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của tổ chức hoặc cá nhân đến với mọi người.
Đối với ngành truyền thông, giải trí, xuất bản sản, graphic designer được xem là “phù thủy”, có thể làm hình ảnh sản phẩm truyền thông, sách báo, tạp chí… trở nên bắt mắt và thu hút hơn, giúp mang lại trải nghiệm đặc biệt cho độc giả.
Đối với lĩnh vực kinh doanh, mua bán graphic designer giữ vai trò cực kỳ quan trọng, làm nhiệm vụ “hô biến” các sản phẩm trở nên đẹp hơn, giúp tăng hiệu quả truyền thông và doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, việc trình bày ý tưởng không còn là trở ngại nếu như bạn biết cách sắp xếp hình và chữ phù hợp với nhau, giúp việc diễn đạt thông tin trở nên hiệu quả hơn bởi những hình ảnh trực quan
>> Xem tham khảo:
Thiết kế đồ họa có những chuyên ngành nào?
Thiết kế nhận diện thương hiệu
Thương hiệu là sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp với đối tượng khách hàng của họ. Nhận dạng thương hiệu là công việc tạo ra các yếu tố hình ảnh cụ thể để miêu tả chân thực về đặc điểm, tính chất và phong cách riêng biệt của từng thương hiệu, góp phần truyền đạt thông điệp, ý tưởng quảng cáo thông qua hình ảnh, hình dạng và màu sắc.
Một bộ thiết kế nhận diện thương hiệu thường bao gồm tên thương hiệu, logo, đồng phục công ty, website, catalogue,… Ngoài ra, còn có thể thêm bớt một số thành phần khác tùy vào mục đích sử dụng của bộ nhận diện thương hiệu.
Thiết kế Maketing & Quảng cáo
Các công ty ngày nay đều thẳng thắng thừa nhận ra rằng thiết kế là một phần không thể thiếu trong một chiến dịch marketing. Họ sẵn sàng chi một số tiền lớn để đầu tư vào việc thiết kế nhằm nỗ lực tiếp thị sản phẩm thành công.
Người thiết kế sẽ trực tiếp làm việc với giám đốc, người quản lý hoặc chuyên gia marketing để có thể thống nhất về nội dung và hình ảnh của chiến lược. Người thiết kế có thể chỉ chuyên về một loại lĩnh vực thiết kế nào đó cụ thể như: chuyên về quảng cáo ngoài trời, quảng cáo tạp chí,…
Các nhà thiết kế mới ra trường có thể có được các vị trí cấp cao trong lĩnh vực này nếu chịu bỏ thời gian ra để học hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc quý báu từ nhiều dự án.
>> Xem tham khảo:
Thiết kế Giao diện người dùng (UX/UI)
Giao diện người dùng là cách mà người dùng có thể tương tác với một thiết bị hoặc ứng dụng nào đó. Nhiệm vụ của người thiết kế giao diện người dùng là làm thể nào để chúng trở nên dễ sử dụng và mang lại trải nghiệm tốt nhát người dùng.
Trong khuôn khổ thiết kế đồ họa; thiết kế giao diện người dùng sẽ chỉ tập trung vào việc thiết kế về mặt hình ảnh, các yếu tố đồ họa trên màn hình như nút bấm, thanh menu, thanh search hay các nút tương tác….
Thông thường, các nhà thiết kế giao diện người dùng phải là những người trong cùng một nhóm, có kỹ năng thiết kế đồ họa và kiến thức về nguyên tắc UI / UX cũng như các kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript để có thể phát triển giao diện trên các thiết bị hoặc ứng dụng một cách tối ưu nhất.
Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Ấn phẩm truyền thống là những mẫu tin hay hình ảnh có thể giao tiếp với độc giả nhờ các kênh phân phối rộng rãi. Với công nghệ hiện nay, các ấn phẩm hầu hết đều được xuất bản dưới dạng kĩ thuật số. Nó có thể là sách, báo, tạp chí, catalogue,…
Các nhà thiết kế đồ họa chuyên về ấn phẩm sẽ được làm việc cùng với các biên tập viên và nhà xuất bản để có thể thống nhất về bố cục trình bày cũng như kiểu chữ phù hợp với nội dung thông tin có trong đó. Ngoài kỹ năng chuyên môn về thiết kế đồ họa, họ cần học thêm cách quản lý màu sắc, kỹ thuật in ấn và xuất bản kỹ thuật số.
Thiết kế bao bì
Bao bì là yếu tố quan trọng thúc đẩy người dùng mua hàng. Do đó, hầu hết các sản phẩm đều yêu cầu một số hình thức đóng gói kỹ lưỡng để có thể bảo vệ, lưu trữ, phân phối và bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Như đã nói ở trên, thiết kế bao bì giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng,làm cho nó trở thành một công cụ tiếp thị cực kỳ có giá trị đối với các doanh nghệp. Mỗi hộp, chai và túi,… đều là cơ hội kể câu chuyện của một thương hiệu.
Công việc của họ sẽ đòi hỏi các kỹ năng về giải quyết vấn đề, kiến thức về thiết kế in ấn và công nghiệp. Bên cạnh đó, những người theo ngành này phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà tiếp thị và nhà sản xuất và nhận thức được xu hướng mới hiện tại.
Thiết kế Đồ Họa chuyển động 2D – Motion Graphic
Đồ họa chuyển động là các hình ảnh tĩnh được chèn thêm các hiệu ứng chuyển động vào. Điều này có thể dễ dàng thấy ở các bộ phim hoạt hình, âm thanh, hình ảnh, video…
Ngoài ra, đồ họa chuyển động còn thường xuất hiện trong phần giới thiệu ở cuối phim, quảng cáo, logo chuyển động, trailer, bài thuyết trình,…Do sự phổ biến này nên ngành Thiết kế đồ họa chuyển động trở thành một “đặc sản” mới cho các nhà thiết kế.
>> Xem tham khảo:
Thiết kế 3D
3D là một cụm từ còn xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Hầu hết chúng ta đều đã nghe hoặc xem qua phim 3D, hình ảnh 3D, game 3D,… Những thước phim, hình ảnh, game này đều là sản phẩm từ ngành thiết kế đồ họa 3D – một trong những ngành thu hút nhiều sự chú ý nhất.
Tuy nhiên đây cũng chính là thử thách cho các nhà thiết kế đồ họa theo đuổi lĩnh vực này vì nó không hề dễ dàng chút nào, đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng và khả năng sáng tạo cao.
Thiết kế không gian
Thiết kế đồ họa không gian là một hoạt động kết hợp giữa thiết kế đồ họa với kiến trúc, nội thất; cảnh quan và công nghiệp. Các nhà thiết kế này sẽ cộng tác với mọi người để lập kế hoạch và triển khai thiết kế một cách hiệu quả. Do đó, các nhà thiết kế thường có kinh nghiệm trong cả thiết kế lẫn kiến trúc đồ họa.
Nghệ thuật minh họa- Art Illustration.
Nghệ thuật minh họa thường được dễ bị nhầm lẫn với thiết kế đồ họa nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác nhau:
- Người thiết kế sẽ tạo ra các sản phẩm để giao tiếp và giải quyết các vấn đề của khách hàng
- Nghệ sĩ đồ họa hoặc họa sĩ thì chỉ cần sáng tạo tác phẩm đúng chất nghệ thuật gốc.
Nghệ thuật minh họa ngày nay đang dần được tạo ra để sử dụng trong thương mại mặc dù trông chúng không có vẻ giống thiết kế đồ họa kỹ thuật. Một số ví dụ điển hình của nó là: thiết kế áo thun, thiết kế mẫu hoa văn đồ họa, thiết kế bìa tiểu thuyết, thiết kế bìa sách, thiết kế truyện tranh,…
Cơ hội việc làm của ngành thiết kế đồ họa
Sinh viên tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm ở đa dạng lĩnh vực với vị trí và chức vụ khác nhau. Một vài công việc phổ biến của dân thiết kế đồ họa phải kể đến như:
- Chuyên gia thiết kế cho các công ty trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông hoặc các nhà xuất bản, tạp chí…
- Tự thành lập các công ty thiết kế; công ty cung cấp dịch vụ studio hoặc tư vấn về thiết kế.
- Nhân viên thiết kế hoặc quản lý thiết kế đồ họa ở các công ty trong nước và quốc tế
- Tham gia giảng dạy, đào tạo tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học hay các trung tâm khác.
- Thiết kế giao diện người dùng (UX/UI) như giao diện website, máy tính, điện thoại, thiết kế app, banner tĩnh,…
Mức lương của ngành Thiết kế đồ họa
Cũng như những lĩnh vực khác, mức lương mà nhân viên thiết kế đồ họa hay còn gọi là graphic designer nhận sẽ tùy theo cấp bậc và kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, theo mặt bằng thị trường hiện nay thì graphic designer thường sẽ có mức lương dao động như sau:
- Graphic Design Junior với kinh nghiệm từ 0 – 2 năm: từ 3,5 triệu – 8 triệu VNĐ
- Graphic Design Mid Weight với kinh nghiệm từ 2 – 3 năm: 12 -15 triệu VNĐ
- Graphic Design Senior với kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: 20 triệu VNĐ
- Graphic Manager/ Director với kinh nghiệm trên 5 năm: tăng trưởng không hạn định
Những tố chất cần để trở thành nhà Thiết kế đồ họa
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có những tố chất nhất định, đối với ngành Thiết kế đồ họa ngoài khả năng tư duy về màu sắc, hình ảnh, vẽ đẹp thì bạn cần có thêm những yếu tố sau:
- Là người yêu thích sự sáng tạo, đổi mới, không bị gò bó
- Là một người yêu thích cái đẹp, có mắt thẩm mỹ cao
- Luôn nỗ lực hoàn thiện và học hỏi những điều mới
>> Xem tham khảo:
Các trường đại học đào tạo ngành Thiết kế đồ họa
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (Cơ sở Hà Nội)
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Hòa Bình
- Đại học FPT
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Kinh Bắc
Khu vực miền Trung
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
Khu vực miền Nam
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Đại học Mỹ thuật TP.HCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Văn Lang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
Các khối xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa
Các khối xét tuyển chính để xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa bao gồm:
- Khối H00 (Văn, Vẽ ĐT, Vẽ TT)
- Khối H01 (Toán, Văn, Vẽ)
Ngoài ra, còn thêm rất nhiều khối xét tuyển khác như:
- Khối A00 (Toán, Hóa, Lý)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối V00 (Toán, Lí, Vẽ HHMT)
- Khối V02 (Toán, Anh, Vẽ)
- Khối H02 (Toán, Vẽ HH, Vẽ TT màu)
- Khối H03 (Toán, KHTN, Vẽ NK)
- Khối H04 (Toán, Anh, Vẽ)
- Khối H05 (Văn, KHXH, Vẽ NK)
- Khối H06 (Văn, Anh, Vẽ)
- Khối H07 (Toán, Vẽ HH, Vẽ TT)
- Khối H08 (Văn, Sử, Vẽ MT)
- Khối V01 (Toán, Văn, Vẽ HHMT)
Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về ngành Thiết kế đồ họa cũng như cơ hội việc làm của ngành này trong tương lai. Hy vọng với những thông tin mà tuyensinhmut.edu.vn cung cấp, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn được ngành nghề mình yêu thích nhất nhé!