Trường đại học Thăng Long là một trong những trường đại học tư thục hàng đầu Việt Nam với đa dạng ngành nghề, định hướng ứng dụng. Mô hình đào tạo – học tập thực tế để tạo cho sinh viên những trải nghiệp tốt nhất. Vậy, tại ngôi trường này gồm những ngành nghề nào? Phương thức tuyển sinh ra sao? Hãy cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé
Tìm hiểu về trường đại học Thăng Long
Lịch sử phát triển
Đại học Thăng Long là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên ở Việt Nam với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long. Ngôi trường này còn được mệnh danh là ngôi trường đại học hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Vào ngày 2/4/1988, GS Bùi Trọng Liễu từ Pháp đã gửi thư cho 5 vị giáo sư khác trong nước để kêu gọi, hợp tác để mở một trung tâm đại học chất lượng quốc tế mà không cầnxin tài trợ của nhà nước. Đến ngày 15 tháng 12 năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam ra cho phép thành lập Trung tâm Đại học Thăng Long.
Cuối cùng ngày 17/1/2005, Trường Đại học Thăng Long chính thức được ra đời, dựa trên cơ sở nâng cấp Đại học Dân lập Thăng Long, chuyển đổi loại hình từ trường dân lập sang tư thục.
Sau hơn 30 năm xây dựng và không ngừng nỗ lực phát triển, trường Đại học Thăng Long đã dần khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo của mình với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty, xí nghiệp và đặc biệt là cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu phát triển
Với mục tiêu phát triển trở thành nơi đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học và sau đại học, trường đại học Thăng Long đã luôn nỗ lưc phấn đấu, đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học; xây dựng Trường theo hướng đại học ứng dụng và hội nhập quốc tế để nâng cao nguồn lực nhân tài cho đất nước
Đội ngũ cán bộ
Dù là trường dân lập nhưng Đại học Thăng Long cũng sở hữu cho mình một đội ngũ giảng viên chất lượng, các cán bộ khoa học nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực như kỹ thuật, kinh tế và quản trị kinh doanh gồm 240 người:
- 13 Giáo sư và 17 Phó giáo sư
- 23 Tiến sĩ
- 124 Thạc sĩ
- 177 giảng viên thỉnh giảng
Cơ sở vật chất
Trường đại học Thăng Long đầu tư hệ thống cơ sở vật hiện đại để chất phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên, học sinh, sinh viên. Hiện nay, tổng thể nhà trường là một khu liên hợp hiện đại với các hạng mục:
- Nhà học chính
- Khu vực hành chính hiệu bộ
- Hội trường và các giảng đường
- Nhà thể thao – thể chất
- Sân chơi bóng rổ, bóng chuyền
- Khu vực nhà ăn, phòng họp cho các câu lạc bộ của trường
- Thư viện, phòng máy tính
- Quảng trường sinh viên
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Đường Nghiêm Xuân Yêm – Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
- SĐT: (84-24) 38 58 73 46 – (84-24) 35 63 67 75
- Email: info@thanglong.edu.vn – hopthugopy@thanglong.edu.vn
- Website: https://thanglong.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/thanglonguniversity/
>> Xem tham khảo:
2. Thông tin tuyển sinh của trường đại học Thăng Long năm 2022
2.1. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh
Trường đại học Thăng Long xét tuyển các thí sinh trong cả nước đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2.2. Phương thức xét tuyển
Năm 2022, trường xét tuyển theo 8 phương thức:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả của kỳ thi THPT.
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà
Nội tổ chức. - Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà
Nội tổ chức. - Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp học bạ và môn thi năng khiếu.
- Phương thức 6: Xét tuyển học bạ theo kết quả học tập THPT
- Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của môn Toán ở Trung học phổ thông.
- Phương thức 8: Xét tuyển kết quả dựa trên các thành tích về nghệ thuật và thể thao.
>> Xem tham khảo:
Các ngành xét tuyển
Ngành học | Mã ngành | Tổ hợp môn xét tuyển | Chỉ tiêu |
Thanh nhạc | 7210205 | N00 | 50 |
Kế toán | 7340301 | A00, A01, D01, D03 | 150 |
Quản trị kinh doanh | 7340101 | A00, A01, D01, D03 | 250 |
Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | A00, A01, D01, D03 | 200 |
Luật kinh tế | 7380107 | A00, C00, D01, D03 | 100 |
Marketing | 7340115 | A00, A01, D01, D03 | 100 |
Kinh tế quốc tế | 7310106 | A00, A01, D01, D03 | 100 |
Khoa học máy tính | 7480101 | A00, A01 | 100 |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | 7480102 | A00, A01 | 40 |
Hệ thống thông tin | 7480104 | A00, A01 | 60 |
Công nghệ thông tin | 7480201 | A00, A01 | 220 |
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng | 7510605 | A00, A01, D01, D03 | 150 |
Trí tuệ nhân tạo | 7480207 | A00, A01 | 60 |
Điều dưỡng | 7720301 | B00 | 200 |
Dinh dưỡng | 7720401 | B00 | |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | D01 | 300 |
Ngôn ngữ Trung Quốc | 7220204 | D01, D04 | 100 |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | D01, D06 | 200 |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | D01, D02 | 200 |
Công tác xã hội | 7760101 | C00, D01, D03, D04 | 40 |
Việt Nam học | 7310630 | C00, D01, D03, D04 | 60 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 7810103 | A00, A01, D01, D03, D04 | 150 |
Truyền thông đa phương tiện | 7320104 | A00, A01, C00, D01, D03, D04 | 150 |
Quản trị khách sạn | 7810201 | A00, A01, D01, D03, D04 | 150 |
Điểm chuẩn trường đại học Thăng Long
Điểm sàn trường đại học Thăng Long
Tên ngành | Điểm sàn |
Thanh nhạc | |
Kinh tế quốc tế | 19.0 |
Quản trị kinh doanh | 19.0 |
Marketing | 19.0 |
Tài chính – Ngân hàng | 19.0 |
Kế toán | 19.0 |
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 22.0 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 19.0 |
Khoa học máy tính | 22.0 |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | 22.0 |
Hệ thống thông tin | 22.0 |
Công nghệ thông tin | 22.0 |
Trí tuệ nhân tạo | 22.0 |
Điều dưỡng | Theo quy định của Bộ GD&ĐT |
Dinh dưỡng | |
Ngôn ngữ Anh | 19.0 |
Ngôn ngữ Trung Quốc | 19.0 |
Ngôn ngữ Nhật | 19.0 |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 19.0 |
Luật kinh tế | 19.0 |
Công tác xã hội | 19.0 |
Việt Nam học | 19.0 |
Truyền thông đa phương tiện | 19.0 |
Điểm chuẩn học bạ năm 2022
Tên ngành | Điểm chuẩn học bạ |
Điều dưỡng | 7.5 |
Quản trị kinh doanh | 9.15 |
Marketing | 9.42 |
Tài chính – Ngân hàng | 9.15 |
Kế toán | 9.15 |
Luật kinh tế | 9.1 |
Khoa học máy tính | 9.1 |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | 9.1 |
Hệ thống thông tin | 9.1 |
Công nghệ thông tin | 9.2 |
Trí tuệ nhân tạo | 9.0 |
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 9.3 |
Kinh tế quốc tế | 9.35 |
Truyền thông đa phương tiện | 9.3 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 9.0 |
Quản trị khách sạn | 9.0 |
3.3. Điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2022
Tên ngành | Điểm chuẩn ĐGNL |
Quản trị kinh doanh | 85 |
Marketing | 100 |
Tài chính – Ngân hàng | 85 |
Kế toán | 85 |
Luật kinh tế | 85 |
Khoa học máy tính | 85 |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | 85 |
Hệ thống thông tin | 85 |
Công nghệ thông tin | 90 |
Trí tuệ nhân tạo | 85 |
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 90 |
Ngôn ngữ Anh | 85 |
Ngôn ngữ Trung Quốc | 90 |
Ngôn ngữ Nhật | 85 |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 85 |
Kinh tế quốc tế | 90 |
Việt Nam học | 90 |
Truyền thông đa phương tiện | 90 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 85 |
Quản trị khách sạn | 85 |
3.4. Điểm chuẩn các năm 2019, 2020, 2021
Ngành | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021(Xét theo KQ thi THPT) |
Toán ứng dụng | 16 | 20 | |
Khoa học máy tính | 15,5 | 20 | 24,13 |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | 15,5 | 20 | 23,78 |
Hệ thống thông tin | 15,5 | 20 | 24,38 |
Công nghệ thông tin | 16,5 | 21,96 | 25,00 |
Kế toán | 19 | 21,85 | 25,00 |
Tài chính – Ngân hàng | 19,2 | 21,85 | 25,10 |
Quản trị kinh doanh | 19,7 | 22,6 | 25,35 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 19,7 | 21,9 | 24,45 |
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng | 19 | 23,35 | 25,65 |
Ngôn ngữ Anh | 19,8 | 21,73 | 25,68 |
Ngôn ngữ Trung Quốc | 21,6 | 24,2 | 26,00 |
Ngôn ngữ Nhật | 20,1 | 22,26 | 25,00 |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 20,7 | 23 | 25,60 |
Việt Nam học | 18 | 20 | 23,50 |
Công tác xã hội | 17,5 | 20 | 23,35 |
Truyền thông đa phương tiện | 19,7 | 24 | 26,00 |
Điều dưỡng | 18,2 | 19,15 | 19,05 |
Y tế công cộng | 15,1 | ||
Quản lý bệnh viện | 15,4 | ||
Dinh dưỡng | 18,2 | 16,75 | 20,35 |
Kinh tế quốc tế | 22,3 | 25,65 | |
Marketing | 23,9 | 26,15 | |
Trí tuệ nhân tạo | 20 | 23,36 | |
Luật kinh tế | 21,35 | 25,25 |
Học phí trường đại học Thăng Long
Học phí dự kiến của trường đại học Thăng Long đối với sinh viên chính quy:
- Ngành Truyền thông đa phương tiện: 29.7 triệu đồng/năm.
- Ngành Thanh nhạc: 27 triệu đồng/năm
- Ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành: 26.4 triệu đồng/năm.
- Các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc và Điều dưỡng: 25.3 triệu đồng/năm.
- Các ngành còn lại: 24.2 triệu đồng/năm.
Lộ trình tăng học phí: không quá 5% mỗi năm
>> Xem tham khảo:
Đánh giá trường đại học Thăng Long
TLU là một trong những trường đại học tư thục hàng đầu của Việt Nam với chất lượng đầu ra được các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp đánh giá cao.
Ngoài ra, trường còn mở rộng hợp tác đào tạo với các trường đại học danh tiếng khác trên thế giới để tăng cơ hội học tập, kiếm việc làm, nhận học bổng cho sinh viên của trường.
Trong tương lai, trường vẫn sẽ tiếp tục củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là xây dựng môi trường đào tạo nhân tài lý tưởng cho nước nhà.
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã tổng hợp tất cả những thông tin tuyển sinh cũng như chất lượng giảng dạy của trường đại học Thăng Long. Hy vọng với những gì tuyensinhmut.edu.vn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với năng lực bản thân cũng như tài chính của gia đình để gắn bó trong suốt 4 năm đại học.