Sau hai năm ngành du lịch bị chững lại do dịch Covid thì trong thời gian gần đây, mọi hoạt động đã đi vào guồng quay cũ. Nhờ đó, các hoạt động của ngành Quản trị Khách sạn cũng dần được ổn định hơn. Hãy cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về ngành học thú vị này nhé!
Mục Lục
Ngành Quản trị khách sạn là gì?
Ngành Quản trị khách sạn (Hotel Management) là ngành học chuyên về quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn sao cho hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi; quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý việc chế biến thực phẩm…
Mục tiêu của ngành Quản trị khách sạn
Mục tiêu đào tạo của ngành Quản trị khách sạn là giúp sinh viên có kỹ năng, năng lực và phẩm chất đạo đức để có thể hoạt động và làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh lưu trú cũng như các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch Việt Nam và châu Âu, rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc, giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong ngành Quản trị khách sạn thực tế.
Các môn học quan trọng ngành quản trị khách sản
Những môn học mà sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn hướng dẫn ở trường là: Quản trị học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tổng quan du lịch, Quản trị chất lượng dịch vụ, Quy trình phục vụ trong nhà hàng – khách sạn, Quản trị lễ tân, Kỹ năng tổ chức hội nghị và sự kiện, Quản trị buồng phòng… Xây dựng được chiến lược marketing trong kinh doanh khách sạn, kinh doanh resort; Quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn, resort…
>> Xem tham khảo:
Lý do nên theo ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn
Nhu cầu về nhân lực lớn
Trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đang phát triển rất mạng mẽ, theo đó, thị trường nhà hàng, khách sạn trong nước nghiệm nhiên trở thành tâm điểm nổi bật, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như Accor, IHG, Hilton, Marriott…
Bên cạnh đó, lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách bản địa đang ngày càng tăng cao, dẫn đến sự bùng nổ lớn của các chuỗi nhà hàng, khách sạn 3-5 sao trong các năm sau đó.
Từ đó có thể thấy, ngành quảnn trị nhà hàng – khách sạn sẽ tạo ra ít nhất là 3 triệu cơ hội việc làm cho các sinh viên theo học ngành này và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong vòng 5 – 10 năm tiếp theo.
Mặc dù hàng năm, lượng sinh viên ngành quản trị nhà hàng khách sạn ra trường rất nhiều nhưng vẫn không đủ để áp ứng được nguồn nhân lực và đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Đặc biệt, sinh viên khi theo học, ngoài những kiến thức được đào tạo bài bản trong trường ra thì nên trau dồi thêm khả năng tiếng ngoại ngữ, nó sẽ trở thành điểm cộng lớn trong mắt các nhà tuyển dụng ở lĩnh vực này.
Mức lương cao sau ra trường
Theo thống kê, ngành quản trị nhà hàng có mức lương khá cao cho sinh viên mới ra trường, khởi điểm từ 7 đến 10 triệu đồng. Đây là con số mà hầu hết ai cũng mong muốn khi mới tốt nghiệp.
Chưa kể, với những lần hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn còn có thể nhận thêm tiền tips từ khách hàng của mình. Đây là ưu điểm của ngành mà không ai có thể chối cãi được.
Hơn thế nữa, với nguồn nhân lực ở các phân khúc chất lượng cao thì thu nhập có thể lên đến hơn 18 triệu đồng với các khách sạn có quy mô tầm trung, nếu làm việc ở các khách sạn cao cấp hay cấp quản lý thì mức lương có thể đến hơn 45 triệu đồng cho 1 tháng
>> Xem tham khảo:
Có nhiều lĩnh vực khác nhau
Khi theo học ngành Quản trị khách sạn, bạn cũng hoàn toàn có thể thử thách bản thân ở các lĩnh vực liên quan như ngành du lịch, lữ hành, quản trị nhân lực, tổ chức sự kiện…
Với sự chuyển đổi linh hoạt và những cơ hội nghề nghiệp rộng mở, những trải nghiệm và kinh nghiệm mới mẻ sẽ là bước đệm để giúp sinh viên quản trị khách sạn không bị nhàm chán và luôn giữ được ngọn lửa đam mê.
Chuyên ngành của ngành Quản trị Khách sạn
Ngành quản trị nhà hàng – khách sạn gồm các chuyên ngành nhỏ như sau:
Quản trị khách sạn
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để thiết lập một nơi nghỉ ngơi thoải mái cho khách hàng. Để làm được điều đó, sinh viên cần phải học thêm các chương trình như quản lý nhân sự, chuẩn bị phòng, cách xử lý phàn nàn của khách hàng, truyền thông quảng cáo.
Những kiến thức này không chỉ có thể áp dụng cho các khách sạn lớn, mà còn có thể sử dụng trong việc việc quản lý nhà nghỉ (motel) hay các khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort),…
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Chuyên ngành này sẽ đào tạo cho sinh viên những kỹ năng tương đồng với ngành quản trị khách sạn. Tuy nhiên, nó sẽ được áp dụng để điều hành các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn, quán bar, quán nước,…
Tổ chức sự kiện
Chuyên ngành này giữ vai trò quan trọng trong ngành quản trị nhà hàng – khách sạn, giúp cho sinh viên có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức sự kiện từ một kế hoạch đã được thiết lập sẵn. Chuyên ngành này sẽ rất phù hợp với những bạn có khả năng sáng tạo tốt, có thế mạnh trong việc hoạch định chiến lược và quản lý hậu cần.
>> Xem tham khảo:
Ngành Truyền thông đa phương tiện – Xu hướng mới của thời đại 2022
Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn
Như đã nói ở trên, đây là một ngành cực kỳ cần nhân lực nên cơ hội để bạn có thể xin được việc khi vừa tốt nghiệp là rất cao. Bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như: cơ quan, khách sạn, nhà hàng. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:
- Nhân viên lễ tân, tiền sảnh cho các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng; hay
- Nhân viên tư vấn, dịch vụ khách hàng;
- Nhân viên quản lý, giám sát nghiệp vụ chuyên môn tại các tiền sảnh, buồng, bar,…
- Nhân viên marketing – kinh doanh;
- Nhân viên quản lý việc thu mua;
- Nhân viên tổ chức sự kiện và hội nghị tại các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ;
- Nhân viên hướng dẫn và tư vấn dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng;
- Chuyên viên tại các cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động các du lịch, nhà hàng – khách sạn;
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách tham gia chương trình đào tạo ở bậc học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành, Quản lý kinh tế;
- Giảng dạy, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,…
Mức lương ngành Quản trị khách sạn
Khi làm việc trong ngành Quản trị khách sạn, mức lượng phổ biến đối với sinh viên mới ra trường có thể nhận được là từ 7 đến 10 triệu đồng trở lên cho một tháng làm việc.
Mức lương này sẽ tăng lên thông qua kinh nghiệm và cấp bậc của bạn. Đặc biệt, nếu có được sự tin tưởng của khách hàng thì cũng có thể được thêm tiền tip, tiền bo từ những vị khách du lịch hào phóng.
>> Xem tham khảo:
Những tố chất cần có khi theo ngành Quản trị khách sạn
Để học tập và thành công trong ngành Quản trị khách sạn, bạn cần có những tố chất sau:
- Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch cho công việc và đàm phán tốt;
- Có trình độ ngoại ngữ tốt, ít nhất là thông thạo 2 ngoại ngữ;
- Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề rõ ràng, rành mạch;
- Là người tràn đầy năng lượng, vui vẻ, sáng tạo;
- Thường là người có tính cách hướng ngoại;
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Có sức khỏe dẻo dai;
- Chịu được áp lực công việc.
Các khối xét tuyển ngành Quản trị khách sạn
- 00 (Toán – Lý – Hóa),
- A01 (Toán – Lý – tiếng Anh)
- D01 (Toán – Văn – tiếng Anh)
- C00 (Văn – Sử – Địa)
- C01 (Toán – Văn – Lý)
Các trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn
Khu vực miền Bắc
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Hạ Long
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Thương mại
- Đại học FPT
- Đại học Thành Đô
Khu vực miền Trung
- Khoa Du lịch – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Phan thiết
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Đại học Đông Á
- Đại học Phan Thiết
- Đại học Công nghệ Vạn Xuân
Khu vực miền Nam
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Văn Lang
- Đại học Kinh tế TP. HCM
Những lưu ý khi chọn trường học ngành Quản trị khách sạn
- Căn cứ vào sở thích và năng lực bản thân cũng như nhu cầu nhân sự trên thị trường tại thời điểm đã tốt nghiệp (4 năm sau so với hiện tại) để có thể cân nhắc và ra quyết định chọn trường và ngành cho phù hợp
- Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về trường dự định theo học, đặc biệt là chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học phí, chính sách hỗ trợ trong thời gian học và sau tốt nghiệp…
- Lưu ý về hình thức tuyển sinh, tổ hợp môn thi/ xét tuyển, thời gian nhận hồ sơ… để có thể lên kế hoạch đăng ký nguyện vọng và nộp hồ sơ phù hợp
- Tìm và liên hệ đến số Hotline tuyển sinh của trường nếu có bất kỳ thắc mắc muốn được giải đáp thay vì chat qua mail hay mạng xã hội…
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ cho bạn những điểm cần lưu ý khi theo học ngành quản trị khách sạn như cơ hội việc làm, các trường tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển cũng như những tố chất cần có để có thể theo ngành này tốt hơn. Hy vọng với những thông tin tuyensinhmut.edu.vn cung cấp, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn một ngành học phù hợp nhất với năng lực và sở thích của bản thân nhé!