Ngành kỹ thuật cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa. Vậy, ngành kỹ thuật cơ khí là gì? Cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Cần có những tố chất nào để trở thành một kỹ sư cơ khí “xịn”? Hãy cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin về ngành cơ ký nhé!
Ngành kỹ thuật cơ khí là gì?
Kỹ thuật cơ khí là ngành chuyên ứng dụng các nguyên tắc vật lý để có thể tạo ra các loại máy móc hay thiết bị hữu dụng. Cơ khí áp dụng các nguyên lý của nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng, năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động,… giúp phục vụ cho công tác thiết kế các phương tiện giao thông, hệ thống gia nhiệt và làm lạnh,…
Ngoài ra, ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí còn góp phần phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế cũng như phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới với tính năng ưu việt hơn.
Ngành kỹ thuật cơ khí học gì?
Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ sở về Chế tạo cơ như: gia công, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí, khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị, hệ thống cơ khí, giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị khi hoạt động trong quy trình sản xuất.
Chương trình học sẽ tập trung nhấn mạnh việc tích hợp lý thuyết đi đôi với thực hành, bao gồm đào tạo đọc và vẽ kỹ thuật, công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện robot,…
Bên cạnh đó, nhà trường còn dạy một số môn học chuyên ngành quan trọng trong chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí như sau:
- Kỹ thuật cơ khí
- Cơ khí
- Điện
- Điện tử kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí hóa
- Kỹ thuật xây dựng
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên cũng được yêu cầu tham gia thực tập tại nhà máy, xưởng sản xuất hay các công ty cơ khí để có cái nhìn thực tế hơn về ngành này cũng như cơ hội “người thật việc thật” và hoàn thành chương trình học.
>> Xem tham khảo:
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ khí
Kỹ sư Cơ khí sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình,… Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các bị trí sau:
- Kỹ sư vận hành, chuyên bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc và thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy.
- Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hay nghiên cứu viên cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.
- Quản lý nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực.
- Cán bộ phòng ban tại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng.
- Vẽ kỹ thuật tham gia bộ phận vẽ Kỹ thuật Cơ khí , đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, am hiểu các phần mềm CAD.
- Lập trình gia công máy CNC.
- Chuyên viên lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, khu công nghiệp.
- Chuyên viên gia công tham gia gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.
>> Xem tham khảo:
Tố chất để làm việc với ngành Kỹ thuật cơ khí
Để có thể theo đuổi và thành công với ngành Kỹ thuật cơ khí, bạn cần có những tố chất và kỹ năng quan trọng sau:
- Có kiến thức về các ngôn ngữ thông dụng hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Nhật sẽ là lợi thế rất lớn
- Thường xuyên dành thời gian để học tập, trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình cũng như kỹ năng trả lời phỏng vấn;
- Có thái độ nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc;
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu tốt;
- Có khả năng làm việc nhóm;
- Có khả năng nghiên cứu, đánh giá;
- Khả năng tư duy và sáng tạo;
- Cần cù, chịu khó, tỉ mỉ trong từng công việc.
Mức lương ngành Kỹ thuật cơ khí
Mức lương ngành Kỹ thuật cơ khí hiện nay cũng khá ổn so với các ngành khác, dao động trong khoảng từ 6 – 8 triệu/tháng đối với sinh viên mới ra trường. Nếu là các các kỹ sư có trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm mức lương sẽ cao hơn khoảng từ 8 – 12 triệu/tháng.
Nếu bạn có thêm tiếng Anh và làm việc tại các công ty nước ngoài quản lý,có các chứng chỉ ngành nghề liên quan, có kinh nghiệm đầy đủ thì mức lương của kỹ sư cơ khí có thể lên đến hàng ngàn USD
Những điều bạn cần lưu ý khi theo ngành kỹ thuật cơ khí
Có sự đam mê
Ngành kỹ thuật cơ khí không những đòi hỏi ở người kỹ sư tính tỉ mỉ, cẩn thận mà còn rất cần phải có khả năng sáng tạo và lối suy nghĩ bứt phá. Bên cạnh việc sử dụng những máy móc có sẵn, việc nghiên cứu và chế tạo ra một thứ mới mẻ hoặc cải tiến những quy trình/ sản phẩm cũ trở nên tinh gọn hơn chắc chắn sẽ đem đến ưu điểm lớn cho quá trình nghiên cứu và làm việc của bản thân.
Có khả năng học tốt các môn tự nhiên
Có rát nhiều yêu cầu đầu vào cho ngành kỹ thuật cơ khí tùy vào định hướng chuyên môn của từng trường. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là đòi hỏi người học phải có nền tảng tốt về toán, vật lý và có thể là cả hóa học trong một số lĩnh vực đặc biệt.
Kỹ thuật cơ khí được xem là một ngành Vật lý ứng dụng nên đòi hỏi người học không nên chỉ thuộc lòng các công thức mà còn phải hiểu rõ tân gốc các nguyên lý vận hành đằng sau nó.
Bên cạnh đó, kỹ thuật cơ khí đòi hỏi cần có con mắt đánh giá và nhìn nhận các yếu tố từ khách quan đến chi tiết trong thế giới vật lý thực. Bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu giỏi về kiến thức toán và vật lý mà còn đam mê giải quyết các vấn đề về máy móc, thiết bị.
Chọn đúng lĩnh vực chuyên môn
Đây là một ngành học khá rộng nên có rất nhiều hướng đi trong tương lai. Do đó, khi chọn theo đuổi ngành học này, bạn nên chọn một một chuyên môn để tập trung trau dồi và phát triển.
Trong những năm đầu học cơ sở ngành và làm quen với nền tảng kiến thức cơ khí cơ bản, bạn nên cân nhắc về việc chọn chuyên ngành và hướng đi phù hợp cho mình càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm đến giáo viên phục trách hay anh chị tiền bối để xin lời khuyên. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và giúp ích cho con đường thăng tiến trong công việc tương lai.
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam ( Kỹ thuật Cơ khí – đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
- Đại học Mỏ địa chất
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Thái Bình
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Phạm Văn Đồng
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM (Kỹ thuật Cơ khí – Chuyên ngành: Cơ giới hoá xếp dỡ, Cơ khí ô tô, Máy xây dựng)
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đại học Dân lập Cửu Long
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
- C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
Như vậy, bài viết đã chia sẻ cho bạn về cơ hội việc làm cũng như những tố chất mà ngành cơ khí cần có. Hy vọng với những thông tin tuyensinhmut.edu.vn cung cấp. bạn có thể cân nhắc và lựa chọn chuyên ngành phù hợp với định hướng tương lai của mình nhé!