Ngành Quản trị kinh doanh luôn là ngành học xếp vào hàng TOP các ngành được thí sinh đặc biệt ưa chuộng và đăng ký lựa chọn trong các kỳ tuyển sinh đại học. Để một doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển tốt thì việc kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh là vô cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó mà ngành Quản trị kinh doanh đã ra đời như một điều thiết yếu.
Vậy để sự hiểu rõ về ngành học này, cùng Tuyển Sinh MUT tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Là ngành đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết liên qua đến việc thành lập và điều hành một doanh nghịêp nào đó kể cả công ty tư nhân, trực thuộc nhà nước hay thậm chí là phi chính phủ.
Ở ngành học này bạn sẽ được học về tất cả các bộ phận trong công ty như: marketing, nhân sự, tài chính, kế toán, … và những kỹ năng mềm liên quan đến công việc phân tích, lãnh đạo và đạo đức kinh doanh.
Ngành Quản trị kinh doanh sẽ học những gì?
Quản trị kinh doanh bao gồm những chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing… Trọng tâm của những chuyên ngành này là những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh doanh trong chương trình học như: Thông tin tài chính cho ra việc quyết đinh, Giới thiệu về Quản trị, Ngững nguyên tắc cơ bản về Kinh tế, …Ngoài ra, sinh viên theo học tại ngành này cũng sẽ được đào tạo về những kiến thức và các kỹ năng chuyên môn như: Lập kế hoạch kinh doanh, Xây dựng chiến lược kinh doanh, Ra quyết định quản lý, Marketing.
Những kỹ năng và tố chất cần có của một sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh
Trau dồi các kỹ năng
Để theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần trau dồi các kỹ năng:
- Làm việc nhóm
- Khả năng thuyết trình
- Đàm phán, thuyết phục và thương lượng
- Kiểm soát được cảm xúc
- Quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng bán hàng và marketing
- Thấu hiểu được doanh nghiệp
- Tư duy phê phán
- Tổ chức, lãnh đạo
- Lập kế hoạch công việc
- Giải quyết vấn đề hiệu quả và nhanh chóng
- Thấu hiểu nhu cầu và con người
- Phân tích số liệu, phân tích thị trường
- Thấu hiểu sản phẩm và dịch vụ kinh doanh
- Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.
Các tố chất cần có
- Hoạt bát, linh hoạt, nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén
- Chủ động hoàn thành công việc
- Tính kỷ luật cao
- Có khả năng chịu áp lực công việc
- Chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chịu khó
- Có tinh thần, trách nhiệm cao
- Có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến.
- Là người bản lĩnh, có tố chất của nhà lãnh đạo.
Cơ hội nghề nghiệp
Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển, ngành Kinh doanh cũng chuyển biến mạnh mẽ với các mô hình kinh doanh mới có ứng dụng công nghệ. Chính vì thế, việc quản lý nhằm duy trì, phát triển quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lí do mà nhu cầu nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh ngày càng tăng.
Cơ hội nghề nghiệp rất đa dang cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp. Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm được ở nhiều cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau như: kế toán, luật thương mại, truyền thông, phân tích kinh doanh, khởi nghiệp, quản lý sự kiện, tài chính, nhân sự, quan hệ công chúng hoặc quản lý, tiếp thị, …
>> Xem tham khảo:
Gợi ý những công việc dành cho Cử nhân ngành Quản trị Kinh Doanh
Với những kiến thức tổng quan về những lĩnh vực và hệ thống điều hành liên quan đến doanh nghiệp, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh còn có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở tùy theo sở thích cá nhân và điểm mạnh của bản thân, ví dụ như:
- Chuyên viên, quản lý kinh doanh
- Chuyên viên, quản lý marketing
- Quản lý truyền thông – Quan hệ công chúng
- Quản trị nhân sự
- Phát triển văn hóa – nhân sự (Learning & Development)
- Phân tích, quản lý tài chính – kế toán
- Chuyên gia pháp lý
- Quản lý quan hệ đối tác
- Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận
>> Xem tham khảo:
Mức lương của ngành Quản trị Kinh doanh là bao nhiêu?
Để trả lời câu hỏi: “Mức lương của ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu?“. Tuyensinhmut.edu.vn đã tổng hợp mức lương tại một số vị trí theo cách nhìn tổng quan như sau:
- Thực tập hoặc thử việc: Dưới 3 triệu
- Nhân viên kinh doanh: Trung bình dao động từ 5 – 7 triệu, biên độ dao động lương lớn hơn do có hoa hồng cao
- Chuyên viên kinh doanh : từ khoảng 8 – 15 triệu
- Trưởng phòng kinh doanh : từ khoảng 10 – 20 triệu
- Giám đốc kinh doanh: vị trí này lương phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, mức trung bình thường được tính trên 20 triệu
- Ngoài ra, với những nhân viên kỳ cựu, giàu kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề từ 7 – 10 năm từ vị trí cấp trưởng phòng trở lên, mức thu nhập của họ có thể lên tới 80 triệu đồng/ tháng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà tuyensinhmut.edu.vn chia sẻ từ hiểu biết cá nhân và tổng hợp thông tin tham khảo về ngành Quản trị kinh doanh từ một số trường đại học. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc lựa chọn ngành nghề của các bạn trong tương lai.
>> Xem tham khảo:
Ngành ngôn ngữ Anh và những điều bạn cần biết
Điều gì khiến ngành Tài chính ngân hàng thu hút nhiều sinh viên?
Ngành Thiết kế đồ họa – Ngành triển vọng trong thời đại công nghệ số