Trong những năm gần đây, với sự hội nhập của nền kinh tế thị trường, ngành kinh doanh quốc tế cùng với logistic đang dần “lên ngôi”. Hằng năm, lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành này rất lớn nhưng cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vậy hãy cùng Tuyển sinh MUT kinh doanh quốc tế là gì? Vì sao đây bỗng nhiên trở thành ngành hot hiện nay qua bài viết dưới đây nhé
Ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Ngành Kinh doanh Quốc tế (International Business) là ngành học về các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Đây là ngành học mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao nên hàng năm, thu hút được lương sinh viên đăng ký nguyện vọng khá lớn
Ngành kinh doanh quốc tế học gì?
Sinh viên ngành kinh doanh quốc tế sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản từ kinh doanh đến chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia như:
- Những nguyên tắc về quản trị đa văn hóa
- Nguyên tắc cơ bản về tài chính
- Quản trị Logistic và xuất nhập khẩu
- Phân tích chiến thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế
- Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế
- Luật kinh doanh quốc tế
- Marketing quốc tế
- Thương mại điện tử
- Thanh toán quốc tế
Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia một số hình thức hoạt động trong kinh doanh quốc tế như:
- Việc luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia (xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại)
- Thực hiện các công việc thỏa thuận hợp đồng cho phép các công ty nước ngoài sử dụng sản phẩm, dịch vụ và quy trình từ các quốc gia khác như: cấp phép, nhượng quyền thương mại
- Sự hình thành và hoạt động của các cơ sở bán hàng, sản xuất cũng như việc nghiên cứu và phát triển và phân phối ở thị trường nước ngoài
Bên cạnh đó, ngành này còn giúp sinh viên có thêm những kỹ năng thực hành như học cách phát triển kinh doanh trong thị trường quốc tế thông qua các ứng dụng hay các kênh thương mại điện tử, những kiến thức về đa văn hóa, trau dồi ngoại ngữ thành thạo…
>> Xem tham khảo:
Ngành Thương mại điện tử – Ngành học xu hướng
Phân biệt kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế
- Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản trị, đi sâu vào việc hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế của các doanh nghiệp
- Chuyên quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong lĩnh vực Logistics, xuất nhập khẩu như các nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm hàng hoá…
- Quản lý tại các doanh nghiệp hay các lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), quản trị bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp như tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế
>> Xem tham khảo:
Ngành Kinh tế quốc tế
- Kinh tế quốc tế là ngành học mang tính chất vĩ mô hơn, tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là thương mại và tài chính quốc tế
- Chuyên về lý luận quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại cũng như các đặc điểm phát triển kinh tế thế giới và những vấn đề về hội nhập kinh tế
Lý do nên chọn ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Triển vọng nghề nghiệp cao
Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế có lợi thế là làm việc được nhiều lĩnh vực khác nhau từ kế toán, kiểm toán đến quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần. Quan trọng là sinh viên khi ra trường cần xác định được mình cần gì và muốn định hướng theo mảng nào để có thể làm việc được tốt hơn và cũng không bị lan man giữa biển kiến thức rộng hớn.
Nhu cầu nhân sự cao
Vì đang trong thời kỳ hội nhập với quốc tế nên nhu cầu nhân sự trong ngành này rất cao. Theo thống kê, phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Điều này cho thấy “cơn khát” nhân tài trong khu vực doanh nghiệp ngày nay rất lớn và tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa
Thu nhập hấp dẫn
Với mức lương khởi điểm dao động khoảng 10.000 – 55.000 USD/ năm (tùy theo chức danh công việc), kinh doanh quốc tế là nhóm ngành có mức lương khởi điểm cao nhất trên thị trường, chỉ xếp sau ngành kỹ thuật và khoa học máy tính.
Kỹ năng phù hợp với nhiều công việc
Với các kiến thức chuyên ngành mà nhà trường đã đào tạo, bạn có thể dễ dàng rẽ hướng sang nhiều nhánh khác nhau để có thể làm những công việc mà mình mong muốn.
Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề một cách khéo lép, sắp xếp thời gian một cách khoa học cũng rất quan trọng để có thể thích nghi với nhiều môi trường và lĩnh vực khác nhau
Cơ hội khởi nghiệp
Ngoài việc làm cho công ty, sau khi đã tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng và tài chính, bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành. Với những kiến thức như quản lý tài chính đến lập kế hoạch kinh doanh để tìm kiếm khách hàng cho chính doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội để chạm đến ước mơ và sự thành công của mình nhanh hơn.
Các trường đào tạo ngành kinh doanh quốc tế
Khu vực phía Bắc
- Đại học Ngoại thương (FTU)
- Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Thương mại (TMU)
Khu vực miền Trung – Tây nguyên
- Đại học Đông Á – Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Phan Thiết
Khu vực phía Nam
- Đại học Kinh tế TP HCM (UEH)
- Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM (UEF)
- Đại học Mở TPHCM
- Đại học Công nghiệp TPHCM (IUH)
Tổ hợp xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
Ngành Kinh doanh quốc tế ra làm gì?
Như đã nói ở trên, đây là ngành cần nguồn nhân lực rất lớn. Do đó, khi ra trường, bạn có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh doanh
- Phân tích viên kinh doanh
- Quản lý bộ phận tài chính – nhân sự
- Quản lý nguồn nhân lực với đa dạng nền văn hóa
- Chuyên gia pháp lý về luật thương mại hay các hoạt động ngoại thương
- Quản lý truyền thông, tổ chức sự kiện hay Quan hệ công chúng
- Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế
- Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistic
- Chuyên viên marketing
- Giảng viên
Bên cạnh đó, môi trường làm việc cũng rất đa dạng như:
- Các công ty kinh doanh, thương mại trong và ngoài nước
- Ngân hàng ngoại thương
- Các tập đoàn đa quốc gia cũng như các công ty cổ phần thương mại
- Công ty chuyên về xuất nhập khẩu và logistic
- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về ngành Kinh doanh quốc tế, Logistic, thương mại quốc tế
- Tự startup và mở cơ sở đầu tư, kinh doanh riêng
Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế có nhiều sự lựa chọn ở các vị trí công việc khác nhau nên mức lương ở ngành này cũng có sự chênh lệch. Ngoài ra, con số này còn phụ thuộc vào bằng cấp, kinh nghiệm, vị trí đảm nhiệm ở doanh nghiệp và nơi làm việc nữa.
- Tại Việt Nam, đối với vị trí chuyên viên kinh doanh quốc tế, mức lương sẽ dao động từ khoảng từ 8 – 12 triệu/tháng, người có kinh nghiệm lâu hơn có thể lên đến 20 triệu/tháng. Còn đối với các vị trí giám đốc, mức lương trung bình sẽ từ 20 triệu/tháng.
- Tại Mỹ, mức lương trung bình của các vị trí như sau:
- Chuyên gia phân tích quản lý là 97,580 USD/năm
- Vị trí đại diện bán hàng trong các lĩnh vực như hóa, sinh học, công nghệ, kỹ thuật, máy móc có mức lương khoảng 99,680 USD/năm.
- Vị trí cao cấp như giám đốc marketing thì mức lương trung bình khoảng 154,470 USD/năm.
- Tại Anh, với mức lương trung bình là 59,000 USD/năm, dao động trong khoảng 38,067 USD/năm đến 91,887 USD/năm.
- Tại Canada, với mức lương trung bình là 78,699 USD/năm, dao động khoảng 47,000 USD/năm đến 131,000 USD/năm.
- Tại Úc, với mức lương trung bình là 81,226 USD/năm, dao động khoảng 71,802 USD/năm đến 103,358 USD/năm.
>> Xem tham khảo:
Tố chất cần có để học ngành Kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế là ngành có rất nhiều triển vọng và cơ hội thăng tiến cao. Do đó, ngay từ khi bắt đầu quyết định theo đuổi thì bạn cần phải cân nhắc xem mình có thực sự phù hợp với ngành này hay không.
Sinh viên nên trang bị cho mình những tố chất cần thiết để có thể đảm nhiệm tốt công việc như sự nhạy bén, thích nhi với môi trường mới, khả năng tư duy sáng tạo và đặc biệt là phải chịu được áp lực cao trong công việc,…
Một yếu tố không thể bỏ qua đó chính là khả năng ngoại ngữ. Vì nếu muốn có được mức lương cao, bạn cần phải làm việc trong môi trường quốc tế. Khi đó, tiếng Anh chính là điều kiện cần thiết và ưu thế cho mỗi sinh viên khi làm việc.
Bên cạnh đó, nếu có được sự yêu thích và am hiểu các nền văn hóa đa quốc gia, thì bạn cũng có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra được những chiến lược phù hợp.
Ngoài ra, điểm chuẩn đầu vào của ngành học này tại các trường cũng khá cao. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo kết quả học tập tốt để có thể đỗ được vào trường mà mình mong muốn.
Trong quá trình học tập cũng sẽ có nhiều kiến thức chuyên ngành khá “khó nhằn” nên sẽ đòi hỏió khả năng tư duy tốt để có thể theo kịp chương trình học ở các trường đại học.
Cuối cùng, tự tin giao tiếp, ngôn ngữ linh hoạt và khả năng đàm phán tốt cũng sẽ trở thành điểm cộng cho bạn trong quá trình học tập và cả làm việc sau này.
Như vậy, tuyensinhmut.edu.vn đã giúp bạn tìm hiểu thật kỹ về ngành kinh doanh quốc tế. Đây sẽ là một ngành hứa hẹn sẽ bùng nổ lớn trong những năm tới. Do đó, hãy cân nhắc và đưa ra được quyết định và định hướng thật rõ ràng cho tương lai của mình nhé. Chúc bạn thành công!