Ngành kế toán là ngành chưa bao giờ hết hot đối với các bạn sinh viên. Hằng năm, số lượng sinh viên đăng ký nguyện vọng ngành này không hề nhỏ. Vậy, bạn có thực sự hiểu rõ về ngành kế toán chưa? Cơ hội làm việc và mức lương ra sao? Cùng Tuyển Sinh MUT theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về ngành kế toán nhé!
Tìm hiểu ngành Kế toán
Kế toán (Accountant) là công việc chuyên ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước,…
Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại các đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, phi lợi nhuận, phục vụ với mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội hay các tổ chức nhà nước…
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán làm việc ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh để sinh lời.
Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau, kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, những công việc của một kế toán viên bao gồm các hoạt động sau đây:
- Thực hiện ghi chép lại các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách, giấy tờ kế toán
- Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính, kinh doanh liên quan
- Xử lý các dữ liệu kế toán để có thể lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp và trình lên cho ban lãnh đạo
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của một công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
Các chuyên ngành của Kế toán
Kế toán Doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là ngành đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán. Ngoài ra, còn được học thêm các kiến thức về thuế – tài chính doanh nghiệp; am hiểu các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Kế toán công
Chuyên ngành này sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về kế toán công để làm việc ở các đơn vị quản lý tài chính công; cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không dùng kinh phí ngân sách Nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước thành lập, bao gồm: Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN,…
Bên cạnh đó, kế toán công cũng cần nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán cùng với kiến thức bổ trợ bao gồm: Quản lý tài chính công, quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước, kế toán quản trị và kiểm toán,…
Kiểm toán
Theo học chuyên ngành kiểm toán, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng thực hiện công việc kiểm toán một cách khoa học và thành thạo với các môn học như: Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán,…
Kế toán tài chính
Kế toán tài chính là chuyên ngành kế toán tập trung chủ yếu vào việc soạn thảo các báo cáo hàng năm cho cổ đông về kết quả của các hoạt động chung trong công ty.
Chuyên ngành này sẽ đào tạo các cử nhân nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, các kiến thức chuyên sâu trong kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán cùng với các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức các công tác kế toán…
>> Xem tham khảo:
Học Kế toán ra trường làm gì?
Từ trước đến nay, kế toán – một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, nhu cầu nhân lực trên thị trường về ngành này là rất cao.
Tùy theo mỗi nguyên ngành và định hướng của bản thân, bạn có thể chọn những công việc liên quan đến tài chính, kế toán khác nhau. Một vài vị trí kế toán thường làm việc là:
- Chuyên viên kế toán tổng hợp tại các tổ chức doanh nghiệp
- Chuyên viên phụ trách kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính,…
- Trợ lý kiểm toán của tổ chức kiểm toán
- Các vị trí về tài chính cao cấp như: giám đốc tài chính, phó tổng giám đốc hụ trách tài chính, kế toán trưởng,…
- Tự startup và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân
- Làm giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, … chuyên về lĩnh vực kế toán – tài chính
Với các công việc trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể làm việc tại:
- Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm…;
- Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: trường học, bệnh viện;
- Các cơ quan quản lý nhà nước như: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
- Các trường đại học, cao đẳng hay trung tâm đào tạo kế toán…
>> Xem tham khảo:
Vì sao nên chọn ngành kế toán
Nhu cầu thị trường cao
Là một phần quan trong bộ phận quản lý tài chính của doanh nghiệp, vị trí kế toán đảm nhiệm các công việc làm việc với trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp và chủ đầu tư trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh nghiệp phù hợp.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp có thu được lợi nhuận nhiều hay ít, có phát triển được hay không đều là nhờ vào sự làm việc và các kế hoạch của bộ phận kế toán – kiểm toán. Vì là một ngành không thể thiếu trong tất cả doanh nghiệp nên sinh viên theo ngành Kế toán và kiểm toán rất dễ dàng kiếm được một công việc như mong muốn sau khi ra trường.
Mở rộng cơ hội việc làm
Khi làm việc với vị trí kế toán, bạn hoàn toàn có teh36 lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với mình nhất. Nó có thể là trong các công ty trong nước có nguồn vốn nước ngoài hay các công ty tư nhân mang lại nhiều lợi ích.
Bên cạnh đó, trong ngành Kế toán – Kiểm toán còn có rất nhiều hướng đi khác nhau như: Kế toán viên, kế toán quản trị, kế toán thuế, tư vấn tài chính, quản trị rủi ro… Do đó, bạn có thể thoải mái lựa chọn vị trí mà mình cảm thấy yêu thích nhất.
Môi trường năng động
Làm nghề Kế toán tài chính cđồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiếp xúc với những vấn đề của thị trường tài chính. Điều này sẽ khiến cho bạn luôn có cảm giác rằng bản thân đang ở tâm của vòng chuyển động kinh tế. Nhờ đó, bạn có thể tăng sự tự tin và năng động của bản thân mình.
Nguồn thu nhập cao
Đây cũng là lý do chính đáng khiến ngành này thu hút với nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cũng như các ngành nghề khác, thu nhập của nhân viên kế toán tài chính sẽ phụ thuộc vào từng quy mô của công ty, doanh nghiệp và năng lực của từng người
Nếu nghiêm túc muốn phát triển bản thân ở lĩnh vực này mà không ngừng nỗ lực, học hỏi, chắc chắn sớm muộn gì bạn cũng nhận được mức lương khủng
>> Xem tham khảo:
Điều gì khiến ngành Tài chính ngân hàng thu hút nhiều sinh viên?
Mức lương ngành Kế toán
Như đã nói ở trên, tùy vào quy mô và chính sách của từng doanh nghiệp cũng như năng lực bản thân, bạn sẽ nhận được mức lương phù hợp:
- Đối với vị trí ít kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương Kế toán dao động từ 5 – 6 triệu/tháng và sẽ được tăng dần qua các năm khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn (khoảng trên 3 năm) sẽ là từ 7 – 10 triệu/tháng tùy theo năng lực làm việc của bạn.
- Đối với vị trí kế toán tổng hợp thì mức lương sẽ dao động ttronng khoảng từ 10 – 30 triệu/tháng.
- Đối với vị trí kế toán trưởng sẽ dao động từ 15 – 30 triệu/tháng. Tuy nhiên, đây cũng là mức lương có sự chênh lệch lớn ở các công ty khác nhau và nó cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm chuyên môn hơn.
Tố chất cần có để theo học ngành Kế toán
Để học tốt ngành Kế toán, bạn phải có những tố chất sau:
- Có khả năng tính toán và làm việc với những con số tốt
- Đề cao tính trung thực để đảm bảo tính khách qua và an toàn thông tin trong quá trình làm việc.
- Luôn cẩn thận và tỉ mỉ để tránh những sai sót ảnh hưởng đến công ty, doanh nghiệp
- Có khả năng quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc
- Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ để đọc, viết và thực hiện các công cụ tính toán hiệu quả
Các khối xét tuyển ngành kế toán
Các khối phổ biến xét tuyển ngành Kế toán bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Ngoài ra, một số trường còn xét thêm các khối sau:
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
- Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
- Khối A08 (Toán, Lịch sử, GDCD)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối C02 (Toán, Văn, Hóa)
- Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
Các trường đào tạo và điểm chuẩn của ngành Kế toán
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc | |
Đại học Hà Nội | 35.12 |
Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội | 35.55 |
Đại học Ngoại thương | 27.75 – 28.25 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 27.65 |
Học viện Tài chính | 26.55 – 26.95 |
Đại học Thương mại | 26.2 – 26.6 |
Học viện Ngân hàng | 26.4 |
Đại học Bách khoa Hà Nội | 25.76 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | 25.75 |
Đại học Mở Hà Nội | 24.9 |
Đại học Giao thông vận tải | 25.5 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | 24.75 |
Đại học Thủy Lợi | 24.65 |
Đại học Thăng Long | 25.0 |
Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội | 25.5 |
Đại học Phenikaa | 18.0 |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 24.9 |
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải | 23.1 |
Đại học Nguyễn Trãi | 16.1 |
Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội | |
Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp | 18.0 |
Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị | 15.0 |
Đại học Đại Nam | 15.0 |
Đại học Lao động – Xã hội | 21.55 |
Đại học Phương Đông | 14.0 |
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | 24.25 |
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam | |
Đại học Mỏ địa chất | 18.0 |
Đại học Thái Bình | 16.5 |
Đại học Tân Trào | 15.0 |
Đại học Sao Đỏ | 16.0 |
Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên | 16.0 |
Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh | |
Đại học Tây Bắc | 15.0 |
Đại học Hải Phòng | 14.0 |
Đại học Hùng Vương | 17.0 |
Khoa Quốc tế – ĐH Thái Nguyên | 15.0 |
Đại học Công nghiệp Việt Trì | 15.0 |
Đại học Hoa Lư | 14.0 |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định | 15.0 |
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh | 15.0 |
Đại học Việt Bắc | 15.0 |
Đại học Thành Đông | 15.0 |
Đại học Chu Văn An | |
Học viện Chính sách và Phát triển | 25.05 |
2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên | |
Đại học Kinh tế Đà Nẵng | 25.5 |
Đại học Nha Trang | 20.0 |
Đại học Kinh tế Huế | 20.0 |
Đại học Tây Nguyên | 17.5 |
Đại học Tài chính – Kế toán | 15.0 |
Đại học Vinh | 18.0 |
Đại học Quảng Bình | 15.0 |
Đại học Đà Lạt | 16.0 |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh | |
Đại học Thái Bình Dương | 14.0 |
Đại học Phú Xuân | |
Đại học Công nghệ Vạn Xuân | |
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng | 14.2 |
Đại học Hồng Đức | 15.0 |
Đại học Duy Tân | |
Đại học Công nghiệp Vinh | 16.1 |
Đại học Hà Tĩnh | 15.0 |
Đại học Kinh tế Nghệ An | 14.0 |
Đại học Xây dựng Miền Trung | 15.0 |
3. Khu vực TP HCM và miền Nam | |
Đại học Tôn Đức Thắng | 34.8 |
Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM | 26.45 |
Đại học Kinh tế TP HCM | 25.4 |
Đại học Tài chính – Marketing | 25.3 |
Đại học Mở TPHCM | 25.7 |
Đại học Sài Gòn | 23.5 – 24.5 |
Đại học Nông lâm TPHCM | 24.25 |
Đại học Ngân hàng TPHCM | 25.55 |
Đại học Công nghiệp TPHCM | 25.0 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | 25.75 |
Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM | 22.75 |
Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM | 24.5 |
Đại học Công nghệ TP HCM | 18.0 |
Đại học Nguyễn Tất Thành | 15.0 |
Đại học Hoa Sen | 16.0 |
Đại học Văn Lang | 17.0 |
Đại học Văn Hiến | 19.0 |
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM | 18.5 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15.0 |
Đại học Hùng Vương TPHCM | 15.0 |
Đại học Cần Thơ | 25.5 |
Đại học Việt Đức | |
Đại học An Giang | 21.5 |
Đại học Thủ Dầu Một | 17.5 |
Đại học Nam Cần Thơ | 22.0 |
Đại học Tiền Giang | 17.0 |
Đại học Trà Vinh | 15.0 |
Đại học Bạc Liêu | 15.0 |
Đại học Kinh tế công nghiệp Long An | 15.0 |
Đại học Đồng Tháp | 19.0 |
Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương | 14.0 |
Đại học Lạc Hồng | |
Đại học Võ Trường Toản | 15.0 |
Đại học Cửu Long | 15.0 |
Đại học Công nghệ Miền Đông | 15.0 |
Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ |
Nhự vậy, bài viết đã giúp bạn biết thêm về ngành kế toán như cơ hội việc làm, mức lương phổ biến cũng như các trường đào tạo ngành kế toán tốt nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà tuyensinhmut.edu.vn chia sẻ, bạn có thể cân nhắc, lựa chọn và định hướng được tương lai của mình.